THIẾT LẬP VÙNG EBSA - CÁCH TIẾP CẬN MỚI
TRONG BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM
DƯ VĂN TOÁN,
HOÀNG ĐÌNH CHIỀU
Tóm tắt: Hiện nay, nhiều quốc gia thành công trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển đặc thù dựa vào các vùng đặc thù sinh học hoặc sinh thái (EBSA: Ecologically or Biologically Significant Marine Area). Các tiêu chí đánh giá vùng EBSA: tính đặc hữu, duy nhất; là nơi cư trú của các loài quý hiếm, nguy cấp; tính đa dạng sinh học cao; tính nguyên sơ ít bị tác động của con người... Việt Nam hiện chưa có những nghiên cứu về vùng EBSA. Bảo tồn biển và hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam dựa vào khoanh vùng địa lý để thành lập các khu bảo tồn biển. Nội dung bài báo này giới thiệu về lịch sử hình thành, quy trình xét duyệt, các tiêu chí để xác định vùng EBSA; so sánh các loại hình khu bảo vệ, bảo tồn biển và thực trạng bảo tồn biển tại Việt Nam, từ đó đề xuất cách tiếp cận và áp dụng vùng EBSA phù hợp với một số hệ sinh thái biển của Việt Nam.
Từ khoá: bảo tồn biển, EBSA, đa dạng sinh học, sinh cảnh, sinh thái
EBSA-A NEW APPROACH FOR MARINE CONSERVATION IN VIETNAM
Abstract: Nowadays, many countries have succeeded in protecting significant marine ecosystems based on specific biological or ecological areas (EBSA: Ecologically or Biologically Significant Marine Area). EBSA evaluation criteria include uniqueness or rarity; the habitat of rare and endangered species; high biodiversity, and pristine nature with little human impact. Viet Nam has not yet undertaken any studies using EBSA principles. At present, marine conservation of specific ecosystems in Vietnam is based on geographical zoning to establish marine protected areas. This article introduces how the principles were established, the review process and the criteria for determining EBSA area. It also considers the types of marine protected areas, marine conservation areas, and the current status of marine conservation in Vietnam which may be a valid approach for the application of EBSA principles to suitable marine ecosystems of Viet Nam.
Keywords: Marine conservation, EBSA, biodiversity, habitat, ecology
B2
KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN LẤN BIỂN
NGUYỄN SONG TÙNG
Tóm tắt: Hoạt động lấn biển đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, được xem là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dân số gia tăng, các nguồn lực cho phát triển giảm, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Tại Việt Nam, nhiều dự án lấn biển được thực hiện ở các tỉnh, thành phố ven biển. Lấn biển đã trở thành một hướng mở tích cực, hướng phát triển cần thiết cho tương lai. Tuy nhiên, hoạt động lấn biển cũng có nguy cơ tạo ra nhiều hệ lụy như: làm thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; thay đổi chế độ thủy động lực, thay đổi dòng chảy ven bờ; tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên biển cũng như các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án lấn biển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Từ khóa: lấn biến, môi trường biển, tài nguyên biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường
STRICT CONTROL REQUIREMENT FOR ENVIRONMENTAL PROBLEMS
OF SEA ENCROACHMENT PROJECTS
Abstract: Sea encroachment has taken place in many countries around the world as well as in Viet Nam, which is considered as a solution for socio-economic development in the context of increasing population and decreasing resources for development, especially land is increasingly limited. In Viet Nam, many sea encroachment projects have been implemented in the coastal provinces and cities. Sea encroachment has provided a positive and useful development direction for the future. However, sea reclamation activities can create risks and consequences as they change many factors in the natural topography and landscapes. The hydrodynamic regime and the shore current can be altered, impacting on ecosystems, biodiversity and marine resources as well as other social issues. Therefore, to ensure sustainable developments, strict control of environmental issues should be a mandatory requirement for sea encroachment projects.
Keywords: encroachment, marine environment, marine resources, biodiversity, environmental pollution
B3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SẢN XUẤT
ĐINH TRỌNG THU
Tóm tắt: Văn hóa sản xuất là toàn bộ những tri thức, kiến thức khoa học của con người, được phản ánh trên cả hai mặt của phương thức sản xuất, thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất phát triển của quan hệ sản xuất. Văn hóa sản xuất không ngừng biến đổi dưới tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và hoàn cảnh địa lí. Do vậy, nghiên cứu về biến đổi văn hóa sản xuất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết cung cấp những nội dung cơ bản về biến đổi văn hóa sản xuất thông qua việc làm rõ các khái niệm, nội hàm và xây dựng khung phân tích biến đổi văn hóa sản xuất.
Từ khóa: vấn đề lý luận, văn hóa sản xuất, biến đổi văn hóa sản xuất
SOME THEORETICAL ISSUES ABOUT PRODUCTION CULTURE CHANGE
Abstract: Production culture is the totality of human knowledge and scientific knowledge, which is reflected on both sides of the mode of production, showing the development level of the productive forces and the development nature of the culture of production. Production culture, and cultural behaviors, are constantly changing under the influence of political, economic, social and geographical factors. The study of changes to production culture has both theoretical and practical significance as these changes contribute and affect socio-economic development. This area has been the subject of research and academic studies. This article provides basic views on production culture changes by clarifying concepts and connotations and building an analytical framework for cultural behavior change.
Keywords: theoretical issues, production culture, production culture change
B4
TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TỔNG HỢP TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÙNG TÂY NGUYÊN
NGUYỄN THỊ THỦY, HOÀNG THỊ HUYỀN NGỌC, NGUYỄN MẠNH HÀ,
NGUYỄN ĐÌNH KỲ, NGUYỄN CÔNG LONG, HOÀNG QUỐC NAM
Tóm tắt: Tây Nguyên là vùng sinh thái đặc thù với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong xây dựng nông thôn mới Tây Nguyên vẫn đang gặp những thách thức lớn, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới thấp thứ hai trong cả nước (thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến các tiêu chí về chất lượng đời sống nông thôn không đạt được, đó là sự phân hóa sâu sắc về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội theo lãnh thổ, khai thác tài nguyên thiếu bền vững, sinh kế bấp bênh, chất lượng môi trường suy thoái. Đồng thời, các phân tích cũng cho thấy, tiếp cận địa lý tổng hợp dựa trên các quan điểm hệ thống, liên ngành và phát triển bền vững là hướng tiếp cận phù hợp, hiệu quả cho vùng Tây Nguyên trong xây dựng nông thôn mới.
Từ khóa: nông thôn mới, phát triển nông nghiệp, phân hóa lãnh thổ, Tây Nguyên
A GENERAL GEOLOGICAL APPROACH IN CONSTRUCTING
OF NEW RURAL CENTRAL HIGHLANDS
Abstract: The Central Highlands of Viet Nam (Tây Nguyên) are a specific ecological region which has potential and advantages for socio-economic development. However, in the construction of new rural areas, the Central Highlands is still facing great challenges, the percentage of communes meeting new rural standards is the second lowest in the country (the lowest is in the Northern mountainous region). The research results have pointed out some basic reasons why the criteria for rural life quality are not achieved, that is, the deep division of natural and socio-economic conditions by territory, and exploitation of resources. unsustainable, precarious livelihoods, degraded environmental quality. At the same time, analysis also proved that the integrated geographical approach which is based on systematic, interdisciplinary and sustainable development perspectives is an appropriate and effective approach for the Central Highlands in building new rural areas.
Keywords: new countryside, agricultural development, territorial division, Central Highlands
B5
NHẬN THỨC VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC VÂN LONG, NINH BÌNH
CAO THỊ THANH NGA,
NGUYỄN THỊ HUYỀN THU, NGUYỄN THỊ NGỌC
Tóm tắt: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (KBT Vân Long) bao gồm nhiều loại hệ sinh thái, trong đó hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước là quan trọng nhất. Ngoài bảo tồn được tính nguyên vẹn, nơi đây còn có giá trị cao về đa dạng sinh học, là nơi có điều kiện thích hợp cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển. Sự tham gia của cộng đồng là một giải pháp quan trọng và mang ý nghĩa tích cực trong quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn, những nơi cộng đồng có nhận thức và tham gia vào công tác bảo tồn thì tính đa dạng sinh học được duy trì và bảo vệ tốt. Qua khảo sát thực tế tại vùng lõi KBT Vân Long cho thấy, cộng đồng đã có sự nhận thức về vai trò của rừng và đa dạng sinh học, đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học theo một số hình thức nhất định. Bài báo phân tích và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học khu vực này.
Từ khóa: đa dạng sinh học, Vân Long, bảo tồn, vai trò cộng đồng
AWARENESS AND PARTICIPATION OF THE LOCAL COMMUNITY
INBIODIVERSITY CONSERVATION IN VAN LONG WETLAND NATURE RESERVE, NINH BINH PROVINCE
Abstract: Vân Long Wetland Nature Reserve (Vân Long NR) in Ninh Bình province has several types of ecosystems, of which limestone forest ecosystems and wetland ecosystems are the most important. In addition to the well-preserved integrity of this region, it also maintains a high level of biodiversity and is a place with favorable conditions for wild animals to thrive. Community participation plays an important role in the management and protection of protected areas. Lessons from real practices and experiences have showed that, where the local community has good awareness and participation in conservation, biodiversity is well maintained and protected. Through surveys undertaken in the core area of Van Long NR, the local community was found to have good awareness of the role of forests and biodiversity and in several ways the community actively participated in forest protection and biodiversity conservation activities. This article analyzes solutions and provides recommendations to enhance community participation in forest protection and biodiversity in this area.
Keywords: biodiversity, Van Long, conservation, the role of community
B6
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP,
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Tóm tắt: Vùng ven biển Kim Sơn với hệ sinh thái đa dạng, là bộ phận quan trọng của vùng đệm, vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Ngoài ra, rừng ngập mặn Kim Sơn có vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro do thiên tai, cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn Kim Sơn chịu nhiều tác động của phát triển kinh tế - xã hội như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường ven biển... Để công tác bảo vệ rừng ngập mặn đạt hiệu quả cần sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất; nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên; tăng cường năng lực thực thi công tác quản lý rừng ngập mặn; quản lý chặt chẽ các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Từ khóa: rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, dịch vụ hệ sinh thái, Kim Sơn - Ninh Bình
THE MANAGEMENT AND USE OF MANGROVE FORESTS
IN KIM SON DISTRICT, NINH BINH PROVINCE
Abstract: Kim Son coastal area has diverse ecosystems which are an important buffer and transition zone for the World Biosphere Reserve in the inter-provincial coastal wetlands of the Red River Delta. The Kim Son mangrove forest plays an important role in reducing risks caused by natural disasters and improves the livelihoods of local communities. However, the Kim Son mangrove forest is subject to many impacts of socio-economic development such as the conversion of the mangroves to expand aquaculture areas, unsustainable fishing, coastal environmental pollution, etc. An effective protection of mangrove forests would require a change in land use policies; raising awareness of, and participation by, the local communities in resource protection; strengthening the capacity and implementation of mangrove management, and strict management of the environmental impact of aquaculture activities.
Keywords: mangroves, biodiversity, climate change, ecosystem services, Kim Son - Ninh Binh
B7
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
TRẦN THẾ ĐỊNH, ĐỖ VĂN THANH,
ĐINH HOÀNG DƯƠNG
Tóm tắt: Nghiên cứu đã tiến hành tính toán và phân tích các chỉ số định lượng về đặc điểm cảnh quan vùng Tứ giác Long Xuyên theo cấu trúc, chức năng và tiểu vùng cảnh quan. Các chỉ số bao gồm: kích thước trung bình của khoanh vi, mật độ đường biên, hệ số phân mảnh, mật độ khoanh vi, mức độ phong phú và đa dạng của cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số này phân hóa mạnh theo cấu trúc, chức năng và tiểu vùng cảnh quan. Điều đó phản ánh những đặc trưng về hiện trạng khai thác và tiềm năng sản xuất của lãnh thổ, tạo cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên và tổ chức lãnh thổ sản xuất.
Từ khóa: chỉ số định lượng, đặc điểm cảnh quan, vùng Tứ giác Long Xuyên
APPLICATION OF QUANTITATIVE METHODS IN STUDYING LANDSCAPE FEATURES IN THE LONG XUYEN QUADRANGLE
Abstract: Quantitative indicators of landscape features in the Long Xuyen Quadrangle, based on the structure, function, and landscape of the sub-region, were calculated and analyzed in this study. These indicators include the average size of landscape patches; border density of landscape; dividing ratios, patch density; landscape diversity index, and landscape abundance index. These indicators were found to have strong differentiation according to the structure, function, and sub-region of the landscape. The study results also reflect the characteristics of the current state and potential exploitation of the region, creating a basis for rational use of the resources and the territorial organization of production.
Keywords: quantitative indicators, landscape features, Long Xuyen Quadrangle area
B8
ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP LÃNH THỔ LƯU VỰC SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA
VŨ VĂN DUẨN
Tóm tắt: Sông Mã là sông xuyên quốc gia có chiều dài dòng chính 528 km. Tổng diện tích lưu vực sông Mã là 28.106 km2, trong đó phần diện tích thuộc Lào là 7.913 km2, thuộc Việt Nam là 20.193 km2, thuộc tỉnh Thanh Hoá 10.610 km2. Lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có đặc điểm điều kiện tự nhiên phân hóa rất đa dạng và phức tạp, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng lãnh thổ vẫn mang tính truyền thống, thiếu cơ sở khoa học dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của lãnh thổ. Chính vì vậy, nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết và quan trọng. Đây là căn cứ khoa học phục vụ định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp cho lãnh thổ một cách hợp lý và hiệu quả.
Từ khóa: Đánh giá cảnh quan, lưu vực sông Mã, tỉnh Thanh Hóa, phát triển nông, lâm nghiệp
LANDSCAPE ASSESSMENT FOR THE ORIENTATION OF AGRICULTURE AND FORESTRY DEVELOPMENT IN MÃ RIVER BASIN, THANH HOA PROVINCE
Abstract: Mã River is a transnational river with a main stream length of 528 km. The total area of Mã river basin is 28,106 km2, of which the area belonging to the RDR of Laos is 7,913 km2; of Vietnam it is 20,193 km2, and of which the area of Thanh Hóa province is 10.610 km2. The territory of Mã river basin in Thanh Hoa province is characterized by diverse and complex natural conditions and has rich natural resources. However, the exploitation and use of the territory is still traditional. It lacks a scientific basis which leads to low efficiency, and which does not match the territory potentials. In addition, the problems of floods, droughts, landslides, and other occurrences contribute additional obstacles and difficulties to development of the river basin. Therefore, a study and assessment of the river basin landscapes which addresses agriculture and forestry development has an urgent and important practical significance. This is the scientific basis which is needed to create a spatial orientation of agricultural and forestry development for the territory in a reasonable and effective manner.
Keywords: Landscape assessment, Mã river basin, Thanh Hoa province, development of agriculture and forestry
B9
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
NUÔI CÁ LỒNG TẠI VÙNG HỒ THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
PHẠM THỊ THU HÀ,
PHAN THỊ NGỌC DIỆP
Tóm tắt: Hồ thuỷ điện Hòa Bình có diện tích mặt nước lớn nên có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá lồng. Nghiên cứu phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá lồng tại vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình dựa trên việc phân tích thang đo xây dựng với 5 biến độc lập (điều kiện môi trường (MT), kỹ thuật nuôi (KT), chi phí sản xuất (CP), con giống (CG), chính sách hỗ trợ (CS)) và 17 biến thành phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến CP có hệ số beta chuẩn hóa cao nhất (0,582) và có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất nuôi cá lồng, tiếp theo là các biến CS (0,387), MT (0,349), KT (0,234), (CG) (0,198). Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật và chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi cá lồng tại vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình.
Từ khoá: Nhân tố, vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình, năng suất nuôi cá lồng.
ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING
CAGE FISH FARMING IN HOA BINH HYDROPOWER RESERVOIR
Abstract: Hoa Binh hydropower reservoir has a large water surface area, so it has great potential for aquaculture development, especially cage fish farming. Research of the factors affecting cage fish farming in Hoa Binh hydropower reservoir, Hoa Binh province, was conducted in this study and was based on the analysis of construction scale using 5 independent variables, namely environmental conditions (EC), technical farming (TF), production costs (PC), breeding stock (BS), support policy (SP), and 17 component variables. The variable PC were found to have the highest normalized beta coefficient (0.582) and the greatest influence on cage fish productivity, followed by SP(0.387), EC (0.349), SP (0.387), TF (0.234), BS (0.198). The study also suggested some solutions related to techniques and policy planning to improve the efficiency of cage fish farming in Hoa Binh hydropower reservoir.
Keywords: Factor, Hoa Binh hydropower reservoir area, cage fish farming productivity.
B10
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
LOẠI HÌNH DU LỊCH TIỀM NĂNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
VŨ ĐÌNH CHIẾN
Tóm tắt: Để phát triển du lịch tỉnh Bình Định có tính khả thi, việc đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho phát triển các loại hình du lịch là rất cần thiết. Vận dụng cơ sở lý luận về đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên cho các loại hình du lịch, kết hợp phân tích tổng hợp một số nhân tố bổ trợ, bài báo lựa chọn đánh giá cho 4 loại hình du lịch tỉnh Bình Định (tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa). Kết quả đánh giá đã bước đầu xác định các khu vực tập trung tài nguyên, những loại tài nguyên và mức độ thuận lợi của các loại hình du lịch mang tính nổi trội theo lãnh thổ. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng không gian phát triển các loại hình du lịch nổi trội theo các tiểu vùng tỉnh Bình Định.
Từ khóa: loại hình du lịch, tài nguyên du lịch, tiểu vùng, Bình Định.
RESOURCES ASSESSMENT FOR SOME DEVELOPMENT
TYPE OF POTENTIAL TOURISM OF BINH DINH PROVINCE
Abstract: A study to assess the convenience of resources for the development of different types of tourism in the province is essential to develop a feasible for tourism development in Binh Dinh province. Four types of tourism were considered, these being general visiting, relaxation tourism, ecological tourism and cultural tourism. Using the theoretical basis of synthetic assessment of the convenience of resources for these four types, with a meta-analysis of a number of complementary factors, the study evaluated prospective tourism in Binh Dinh province. The assessment results have initially determined the areas of resource concentration, the types of resources and the degree of convenience of the dominant tourism types according to the local territory. This is the scientific basis for proposing spatial orientation to develop potential and outstanding tourism types in Binh Dinh province.
Keywords: type of tourism, tourism resources, sub-region, Binh Dinh.