Ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (10/10/2023)

Cách đây 10 năm, Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam (21/09/2023)

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta; đồng thời là quan điểm cơ bản, xuyên suốt, nhất quán trong hệ thống quan điểm, đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội XIII của Đảng, quan điểm này đã được bổ sung, phát triển với nhiều nội dung sâu sắc, cụ thể.

Từ Bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngẫm về trách nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc và nền độc lập dân tộc (01/09/2023)

Tuyên ngôn Độc lập được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. Tác phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 26/8/1945 tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập - tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây, nước ta bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo (12/08/2023)

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động truyền thông đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta vận dụng với vai trò là một kênh thông tin hiệu quả trong việc đưa ra các quan điểm, sáng kiến, nhằm xoa dịu tình hình tranh chấp giữa các bên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo là rất cần thiết. Bài viết đề xuất các giải phápđẩy mạnh hoạt động truyền thông đối ngoại về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, nhằm góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

"Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi…” (03/08/2023)

Ngày 2/6/1911, với tên mới là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Sinh Cung đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville của Hãng Charges Réunis (Năm sao) đang chuẩn bị rời bến cảng Sài Gòn qua cảng Marseille của Pháp, để xin việc. Rồi ngày 5/6/1911, tàu rời Sài Gòn để mang theo một người thanh niên yêu nước có vóc dáng bé nhỏ nhưng mang một hoài bão và khát khao lớn lao, cho dân tộc, cho đất nước.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong cuộc sống đời thường bằng lời nói, hành động thực tế (25/07/2023)

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trước thực trạng phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng thoái trào, Liên bang Xô- Viết tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cùng với đó là những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng. Chính vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch trong cuộc sống đời thường, bằng lời nói, hành động thực tế là yêu cầu cấp bách, tác động sâu sắc đến sự tồn vong của Đảng.