Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vùng Trung du và miền núi phía Bắc (14/12/2023)

Cuốn sách “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vùng Trung du và miền núi phía Bắc” là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vùng Trung du và miền núi phía Bắc” do TS. Phạm Thị Trầm làm chủ nhiệm, thực hiện trong giai đoạn 2019-2020.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Địa lí nhân văn trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam (SDGs) đến năm 2030” (17/11/2023)

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu của các quốc gia, các vùng lãnh thổ và toàn nhân loại. Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc diễn ra vào tháng 9 năm 2015 đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDGs) với 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu phát triển bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất, đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng.

Thái độ của người dân vùng duyên hải Bắc Bộ đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ven biển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản hiện nay (08/08/2023)

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường biền và hải đảo trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước chú trọng và đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) nêu rõ quan điểm: “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển...”.

Khung chính sách chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tiếp cận sinh thái xã hội (27/07/2023)

Hệ sinh thái xã hội được xem là hướng tiếp cận hiệu quả với tư duy về tính đặc thù lãnh thổ kết hợp với so sánh sự tương đồng và khác biệt với các lãnh thổ khác, được nhiều học giả áp dụng trong nghiên cứu lãnh thổ nhằm điều chỉnh các mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên. Vì thế, xác lập các tiêu chí dựa trên mối quan hệ tương hỗ mang tính chủ đạo của các đặc trưng sinh thái - xã hội lãnh thổ sẽ đảm bảo tính hệ thống, khoa học và thời đại trong thực hiện công tác phân vùng - công cụ quan trọng trong quản lý lãnh thổ.

Khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc (02/12/2022)

Tây Bắc là vùng núi cao, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa đa dạng. Tây Bắc không chỉ là nơi hội tụ của các yếu tố thiên nhiên - văn hóa - lịch sử với sự phong phú, đa dạng về văn hóa vùng miền mà còn có những đặc trưng văn hóa cộng đồng và bản sắc truyền thống, đa dạng sinh thái riêng. Các dân tộc thiểu số cùng nhau sinh sống ở đây tạo nên một vùng đất với những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt và cuốn hút như: Các chợ phiên hay chợ tình ở Sa Pa, Bắc Hà, Khâu Vai; lễ cấp sắc của người Dao; các lễ hội mùa xuân. Tây Bắc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Nà Sản, cao nguyên đá, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, đỉnh Phanxipang... Đây là nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng quý giá để phát triển du lịch vùng Tây Bắc.

Vai trò của văn hóa cộng đồng trong bảo vệ môi trường ở làng nghề Việt Nam (11/11/2022)

Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam. Theo sự phát triển chung của kinh tế- xã hội, làng nghề ở các địa phương đã có những phát triển vượt bậc, đem lại công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề đã gây ra nhiều vấn đề môi trường bức xúc.

Tác động của chính sách quản lý rừng đến mức sống dân cư nông thôn tỉnh Quảng Bình (17/12/2021)

Lâm nghiệp là ngành kinh tế đặc thù, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và môi trường sinh thái. Việc gia tăng giá trị từ rừng góp phần quan trọng cho tiến trình nâng cao mức sống dân cư. Nhận thức rõ vai trò, xu thế của phát triển lâm nghiệp, Việt Nam đã sớm ban hành các văn bản hướng dẫn huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng gắn với sinh kế bền vững và an ninh môi trường quốc gia; đồng thời lồng ghép cam kết quốc tế để từng bước hội nhập với nền lâm nghiệp thế giới.

Quản lý đất ngập nước gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (05/12/2021)

Đất ngập nước (ĐNN) là một hệ sinh thái phong phú, đóng góp nhiều giá trị và là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã gây ra những tác động và ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và bảo tồn ĐNN. Hiện nay, trong bối cảnh các hoạt động phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vùng ĐNN đang chịu sức ép rất lớn bởi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như các tác động của biến đổi khí hậu