Vai trò của văn hóa cộng đồng trong bảo vệ môi trường ở làng nghề Việt Nam (11/11/2022)

Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam. Theo sự phát triển chung của kinh tế- xã hội, làng nghề ở các địa phương đã có những phát triển vượt bậc, đem lại công ăn việc làm, cải thiện đời sống, góp phần đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề đã gây ra nhiều vấn đề môi trường bức xúc.

Tác động của chính sách quản lý rừng đến mức sống dân cư nông thôn tỉnh Quảng Bình (17/12/2021)

Lâm nghiệp là ngành kinh tế đặc thù, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và môi trường sinh thái. Việc gia tăng giá trị từ rừng góp phần quan trọng cho tiến trình nâng cao mức sống dân cư. Nhận thức rõ vai trò, xu thế của phát triển lâm nghiệp, Việt Nam đã sớm ban hành các văn bản hướng dẫn huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng gắn với sinh kế bền vững và an ninh môi trường quốc gia; đồng thời lồng ghép cam kết quốc tế để từng bước hội nhập với nền lâm nghiệp thế giới.

Quản lý đất ngập nước gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (05/12/2021)

Đất ngập nước (ĐNN) là một hệ sinh thái phong phú, đóng góp nhiều giá trị và là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã gây ra những tác động và ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và bảo tồn ĐNN. Hiện nay, trong bối cảnh các hoạt động phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vùng ĐNN đang chịu sức ép rất lớn bởi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như các tác động của biến đổi khí hậu

Chính sách an ninh và phòng thủ chung của liên minh Châu Âu (2007 – 2019) (02/03/2021)

Trong lịch sử chính trị thế giới hiện đại, Liên minh châu Âu (EU) được xem là một thể chế đa quốc gia hoàn thiện nhất, điển hình cho cơ chế hợp tác khu vực với thiết chế thị trường chung, đồng tiền chung và các chính sách thương mại chung, EU được xem là một trụ cột của nền kinh tế thế giới.

Kiến tạo chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (15/12/2020)

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn và phì nhiêu bậc nhất Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thủy hải sản, trái cây nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là vùng đất đa tôn giáo, đa dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc sắc, có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng

Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu: Trường hợp nghiên cứu tỉnh Lâm Đồng (26/10/2020)

Việt Nam đã và đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, bão, giông, lốc xoáy ... Không chỉ có tác động đến môi trường, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu mà còn là ngành gây phát thải khí nhà kính- nguyên nhân thúc đẩy biến đổi khí hậu

Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam (Qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Trị) (24/07/2020)

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên và kinh tế - xã hội (KT - XH); ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đe doạ nghiêm trọng an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước và lương thực trên phạm vi toàn cầu.

Đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sinh kế dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận (10/04/2020)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, hạn hán ngày càng trở nên phức tạp, diễn biến khó lường, đặc biệt là tại các địa phương có khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa thấp như tỉnh Ninh Thuận đã đe dọa sự phát triển kinh tế-xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của cư dân nông thôn.