Tạp chí số 3-2022 14/10/2022

 

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT XIII CỦA ĐẢNG VỀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP

TRẦN NGỌC NGOẠN

Tóm tắt: Phát triển kinh tế kinh tế tuần hoàn (KTTH), trong đó có nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) là xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định xây dựng KTTH là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Để triển khai Nghị quyết Đại hội, nhiều chương trình hành động của các ngành, các địa phương đã được ban hành, đồng thời triển khai xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng KTTH. Trong số các mô hình phát triển đã và đang được áp dụng trong thực tiễn, nhiều mô hình đã đem lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để NNTH trở thành một hiện thực phát triển trong đời sống kinh tế của đất nước, cần ban hành đồng bộ các thể chế, chính sách về phát triển KTTH và hiện thực hóa các kế hoạch, chương trình hành động của các ngành và địa phương thành các mô hình cụ thể, đem lại những giá trị đích thực về kinh tế, xã hội và môi trường.

IMPLEMENTATION OF THE 13TH PARTY'S RESOLUTION ON CIRCULAR ECONOMIC DEVELOPMENT IN AGRICULTURE

Abstract: The development of the circular economy, including circular agriculture, is a development trend in the world in general as well as in Vietnam in particular. The 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam has determined that "Building the Circular Economy is one of the country's development orientations for the period of 2021 - 2030". To implement the above Resolution of the Party Congress, many action programs for branches and localities have been issued. Many models of circular economic development have been deployed, applied, and brought about positive results. However, for circular agriculture to make become a real development in the economic life of the country, it is necessary to synchronously issue institutions and policies to realize action plans and programs into specific models, bringing true values ​​​​in terms of economy, society, and environment. 

 

XÃ HỘI HÓA QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ: GÓC NHÌN LỢI ÍCH KINH TẾ

NGUYỄN DANH SƠN

Tóm tắt: Xã hội hóa bảo vệ môi trường là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được thể chế hóa thành các quy định pháp lý và cơ chế thực hiện, trong đó có hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Tuy vậy, kết quả và hiệu quả thực hiện vẫn còn rất hạn chế. Từ góc nhìn lợi ích kinh tế, sự hạn chế này thể hiện trong các vấn đề: sự bao cấp từ phía Nhà nước còn lớn; các quy định cụ thể trong chính sách chưa đủ đồng bộ và hấp dẫn đầu tư tư nhân; đầu tư “mồi” của Nhà nước còn hạn chế với nhiều quy định ràng buộc; thiếu “sân chơi” cho các hoạt động xã hội hóa. Các gợi ý chính sách nhằm tăng cường thực hiện xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, từ góc nhìn lợi ích kinh tế trong thời gian tới là: đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy và cách thức quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị; tăng cường tính hấp dẫn về lợi ích kinh tế trong các quy định chính sách cụ thể; tạo lập và phát triển “sân chơi” cho xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị; phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Từ khóa: xã hội hóa, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, lợi ích kinh tế

SOCIALIZATION OF SOLID WASTE MANAGEMENT IN URBAN LIVES: A PERSPECTIVE FROM ECONOMIC BENEFITS

Abstract: The socialization of environmental protection is a major policy of the Party and the State of Vietnam, it is institutionalized into specific legal regulations and implementation mechanisms, including solid waste management in urban activities. However, the results and implementation efficiency and effectiveness are still very limited. From the perspective of economic benefits, this limitation is reflected in the following issues: the subsidy from the State is still large; the specific provisions in the policy are not synchronous and attractive enough for private investment; State's "bait" investment is still limited with many constraints by regulations; lack of "playground" for socialization activities. Policy suggestions to strengthen the implementation of socialization of urban solid waste management, from the point of view of economic benefits, in the coming time are: stronger innovation in thinking and management methods. the state for municipal solid waste; enhance the attractiveness of economic interests in specific policy provisions; create and develop a "playground" for the socialization of municipal solid waste management; develop circular economic models.

Keywords: socialization, municipal solid waste, economic benefits 

 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ở HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

LÊ VĂN HÀ, ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG

Tóm tắt: Thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một tiếp cận chính sách hiệu quả để giảm thiểu các tác động tiêu cực của doanh nghiệp lên môi trường tự nhiên và xã hội. Từ góc độ địa lý chính trị và tiếp cận định tính, nghiên cứu làm rõ thực trạng và nhận diện một số vấn đề trong thực thi trách nhiệm xã hội môi trường của các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam). Kết quả cho thấy, hai doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp đã thực thi trách nhiệm xã hội môi trường. Đồng thời, có sự cải thiện đáng kể về thực thi trách nhiệm xã hội môi trường ở các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vật liệu xây dựng so với 5 năm trước. Bài viết cho rằng, để thực thi trách nhiệm xã hội môi trường cần gắn với bối cảnh địa lý kinh tế, chính trị và trong bối cảnh cụ thể tại huyện Thanh Liêm, cần sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước, người dân và các bên liên quan khác.

Từ khóa: trách nhiệm xã hội môi trường, môi trường, doanh nghiệp

RESPONSIBILITIES FOR ENVIRONMENT PROTECTION OF THE STONE MINING AND PROCESSING ENTERPRISES OF CONSTRUCTION MATERIAL IN THANH LIEM DISTRICT, HA NAM PROVINCE

Abstract: The pursuit of social responsibility in manufacturing is an effective policy approach to minimize the negative impacts of businesses on the natural and social environment. From a geopolitical perspective and a qualitative approach, the study clarifies the current situation and identifies a number of issues in the implementation of social and environmental responsibility of enterprises exploiting and processing building materials in Thanh Liem district (Ha Nam province). The results show that environmental social responsibility in two enterprises selected for the case study has been pursued. At the same time, there is a significant improvement in the implementation of environmental social responsibility in other mining enterprises in stone processing for construction materials compared to that of 5 years ago. The article suggests that, in order for construction materials stone processing enterprises to implement social and environmental responsibilities, it is necessary to link them to the specific geographical, economic, and political context of Thanh Liem district, close supervision by the State, the local people, and other stakeholders.

Keywords: environmental social responsibility, environment, business

 

PHÂN VÙNG SINH THÁI - XÃ HỘI XÃ ĐOÀN KẾT HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

NGUYỄN THỊ HUYỀN THU

CAO THỊ THANH NGA

Tóm tắt: Phân vùng sinh thái - xã hội là việc phân tích các điều kiện tự nhiên, không gian môi trường trong mối quan hệ với hoạt động kinh tế - xã hội. Xã Đoàn Kết (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Với tiếp cận sinh thái - xã hội, kết quả nghiên cứu đã phân chia xã Đoàn Kết thành 03 tiểu vùng sinh thái - xã hội: TV1 - Tiểu vùng bảo vệ và nâng cao giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) phía Tây (vùng núi cao); TV2 - Tiểu vùng phát triển kinh tế khu vực trung tâm (vùng núi trung bình); Tiểu vùng phát triển kinh tế lâm nghiệp phía Đông (vùng núi thấp). Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm vấn đề lý luận khoa học về phân vùng, đóng góp cơ sở khoa học nhằm định hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, từ đó góp phần bảo tồn ĐDSH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Từ khóa: phân vùng, phân vùng sinh thái - xã hội, xã Đoàn Kết

 

ECO-SOCIAL ZONE STRATIFICATION IN DOAN KET COMMUNE, DA BAC DISTRICT, HOA BINH PROVINCE

Abstract: Socio-ecological zoning is the analysis of natural and environmental conditions in relation to socio-economic activities. Doan Ket commune (Da Bac district, Hoa Binh province) located in Phu Canh Nature Reserve, plays an important role in biodiversity conservation, water protection, and climate change mitigation. With the socio-ecological approach, the researchers have divided the Doan Ket commune into three socio-ecological sub-regions: SR1: The Western biodiversity protection and enhancement sub-region (high mountainous area); SR2: Sub-region of economic development in the central region (middle mountainous region); SR3: Forest economic development sub-region in the East (low mountain area). The research results add to the data for scientific theory on zoning and contribute to the scientific basis of orienting the sustainable use of natural resources, and protect water sources, thereby contributing to the conservation of biodiversity, and improving people's quality of life.

Keywords: zoning, socio-ecological zoning, Doan Ket commune 

 

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI HẢI SẢN TẠI KHU VỰC VEN BIỂN BẮC BỘ

NGUYỄN THỊ NGỌC, NGUYỄN THỊ THU HÀ

Tóm tắt: Hoạt động kinh tế ở các tỉnh ven biển Việt Nam những năm gần đây chịu tác động đáng kể của biến đổi khí hậu. Từ những dữ liệu được các cơ quan nhà nước công bố và nghiên cứu điển hình tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình, bài viết cho rằng, nuôi hải sản là thế mạnh của các tỉnh ven biển Bắc Bộ, nhưng hoạt động này chịu tác động đáng kể từ biến đổi khí hậu. Doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào hoạt động nuôi hải sản đã có một số biện pháp ứng phó, nhưng hiệu quả chưa cao. Để việc nuôi hải sản thích ứng với biến đổi khí hậu, các tỉnh ven biển Bắc Bộ cần xây dựng, gia cố các công trình hạ tầng phục vụ nuôi hải sản theo hướng kiên cố, hiện đại chống chọi với các điều kiện thời tiết; nâng cao khả năng dự báo sớm, chính xác diễn biến của thiên tai, từ đó cung cấp sớm cho người dân, doanh nghiệp ứng phó; đẩy mạnh việc hỗ trợ tài chính cho hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi hải sản...

Từ khoá: biến đổi khí hậu, nuôi hải sản, ven biển, Bắc Bộ

IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON MARICULTURE ACTIVITIES IN THE NORTH COASTAL REGION

Abstract: Economic activities in the coastal provinces of Vietnam in recent years have been significantly affected by climate change. From the data published by state agencies and case studies in Quang Ninh, Hai Phong and Thái Bình, the article show that, mariculture is the strength of the northern coastal provinces, but this activity is influenced by significant impact from climate change. Enterprises and households involved in mariculture have taken some response measures, but the effectiveness is not high. In order for the mariculture to adapt to climate change, the northern coastal provinces need to build and and reinforce infrastructure works for mariculture in a solid and modern way to cope with weather conditions; improve the ability to forecast early and accurately the happenings of natural disasters, thereby providing early response to people and enterprises; promote financial support for households and enterprises in mariculture.

Keywords: climate change, mariculture, coastal area, Northern region

 

PHÂN TÍCH TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN

TRẦN THỊ HẰNG

Tóm tắt: Địa mạo giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phân hóa các loại hình du lịch. Tỉnh Điện Biên có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, với những dãy núi cao, cao nguyên và các thung lũng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bài báo sử dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân tích tài nguyên địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, lãnh thổ; phân tích đặc điểm, giá trị tài nguyên địa mạo với hoạt động du lịch ở tỉnh Điện Biên như: giá trị văn hóa lịch sử; giá trị thẩm mĩ; giá trị kinh tế. Kết quả cho thấy, địa hình tỉnh Điện Biên phân hóa thành 18 kiểu khác nhau như: dãy núi trung bình, địa lũy khối tảng cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất; khối núi bóc mòn trên cấu trúc khối tảng; khối núi bóc mòn thạch học cấu trúc dạng vòm khối tảng; khối núi xâm thực bóc mòn...

Từ khóa: tài nguyên địa mạo, tỉnh Điện Biên, phát triển du lịch

THE GEOMORPHOLOGICAL RESOURCE ANALYSIS FOR DEVELOPMENT TOURISM IN DIEN BIEN PROVINCE

Abstract: Geomorphology plays an important role in the formation and differentiation of tourism types. Dien Bien province is a province with complex terrain, strongly divided, tending to descend from north to south with high mountain ranges, high plateaus and valleys. We use the mapping method and geographic information system to build a geomorphological map. analyzing the characteristics and values of geomorphological resources with tourism activities in Dien Bien province such as: historical and cultural values; aesthetic value; economic value. The results show that the topography of Dien Bien is differentiated into 18 different types such as: medium mountain range, block rock formations mainly composed of metamorphic rocks; mountain mass eroded on the block structure; lithologically eroded massif, arch-block structure; eroded mountain mass...

Keywords: geomorphological resources, Dien Bien province, tourism development

 

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VĨNH PHÚC

TRẦN THU PHƯƠNG, BÙI VĂN HIỆP

Tóm tắt: Du lịch đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Nhiều quốc gia, địa phương coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định thành công của điểm đến du lịch để thu hút khách. Bài viết dựa trên mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được phát triển bởi Ritchie và Crouch (2003), Dwyer và Kim (2003), gồm 05 yếu tố: sự hấp dẫn của điểm đến; cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; sản phẩm và dịch vụ du lịch; công tác quản lý điểm đến; nguồn nhân lực, từ đó phân tích sức hấp dẫn của du lịch Vĩnh Phúc.

Từ khóa: năng lực cạnh tranh, điểm đến du lịch, Vĩnh Phúc

SOLUTIONS TO ENHANCE THE COMPETITIVENESS OF VINH PHUC TOURISM DESTINATION

Abstract: Tourism plays an increasingly important role in the economy. Many countries and localities consider tourism the main driving force for socio-economic development. Therefore, improving competitiveness is one of the important factors that determine the success of tourism leading to increasing tourist attraction. The article is based on the research model of tourist destination competitiveness developed by Ritchie and Crouch (2003), Dwyer and Kim (2003), including 05 factors: the attractiveness of the destination; facilities infrastructure and technical materials; tourism products and services; destination management; human resources, thereby analyzing the attractiveness of Vinh Phuc tourist destination.

Keywords: competitiveness, tourism destination, Vinh Phuc

 

PHÂN TÍCH SWOT ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA HÒN YẾN TỈNH PHÚ YÊN

NGUYỄN THỊ HUYỀN, NGUYỄN HỮU XUÂN

Tóm tắt: Quần thể Hòn Yến là thắng cảnh cấp quốc gia, là điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng mới và hấp dẫn của tỉnh Phú Yên. Bài báo sử dụng phương pháp thực địa, phương pháp chuyên gia và phân tích SWOT làm rõ các giá trị của tài nguyên du lịch Hòn Yến và các điều kiện khác. Điểm mạnh của tài nguyên du lịch Hòn Yến là sự đa dạng, với những giá trị độc đáo, cảnh sắc văn hóa làng quê vùng biển Nam Trung bộ. Hòn Yến có cơ hội rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm du lịch đặc thù như khám phá di sản địa chất bazan cột, hệ sinh thái san hô cạn, trải nghiệm lặn biển, nuôi tôm hùm… Tuy nhiên, Hòn Yến có điểm yếu là đầu tư cho du lịch, hạ tầng giao thông, dịch vụ và nhân lực hạn chế. Những thách thức chính là nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học cao, ô nhiễm rác thải nhựa cũng như những xung đột giữa phát triển du lịch và các lĩnh vực kinh tế khác của địa phương. 

Từ khóa: Hòn Yến, rạn san hô, bazan cột, du lịch cộng đồng

ASSESSMENT OF THE CONDITIONS FOR THE DEVELOPMENT OF COMMUNITY TOURISM OF HON YEN, PHU YEN PROVINCE BY SWOT ANALYSIS

Abstract: Hon Yen is a landscape of national significance, a new and attractive eco-tourism and community-based tourism destination of Phu Yen province. This article uses field methods, expert investigation, and SWOT analysis to clarify the values ​​of Hon Yen tourism resources and other conditions. The strength of Hon Yen tourism resources is the diversity, unique values, and cultural landscape of villages in the Southcentral Coast. Hon Yen has a great opportunity to develop community-based tourism associated with specific tourism products such as discovering columnar basalt geological heritage, shallow coral ecosystem, scuba diving experience, lobster farming... However, tourism in Hon Yen has not yet developed strongly due to limited investment, poor transport infrastructure, services, and human resources for tourism. The main challenges for tourism development here are the risk of biodiversity loss, high plastic pollution as well as conflicts between tourism development and other local economic sectors.

Keywords: Hon Yen, coral reef, columnar basalt, community tourism

 

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN Ở XÃ THỔ SƠN HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

NGUYỄN TRỌNG NHÂN, HUỲNH VĂN ĐÀ

Tóm tắt: Sự tham gia của người dân địa phương đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch nông thôn bền vững. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng tham gia làm du lịch nông thôn của người dân xã Thổ Sơn. Dữ liệu chính của nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn 102 người dân bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của người dân còn hạn chế về số lượng, phần lớn người dân thiếu kiến thức và kỹ năng nên chất lượng phát triển du lịch nông thôn chưa cao... Để phát triển du lịch nông thôn xã Thổ Sơn cần giải quyết các vấn đề: (i) đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn; (ii) nâng cao nhận thức của người dân về du lịch nông thôn; (iii) hỗ trợ vốn, tập huấn/bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức trong lĩnh vực du lịch; (iv) phát triển mạng lưới giao thông nông thôn; (v) đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh, sẽ thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực phát triển du lịch nông thôn của người dân.

Từ khóa: du lịch nông thôn, xã Thổ Sơn, sự tham gia, người dân địa phương

PARTICIPATION OF LOCAL PEOPLE IN RURAL TOURISM DEVELOPMENT IN THO SON COMMUNE, HON DAT DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE

Abstract: The participation of local people plays a decisive role in the sustainable development of rural tourism. This study was conducted to analyze the reality of rural tourism participation of Tho Son commune’s people. The main data of the study were collected from interviews with 102 people using questionnaires. Research results show that people's participation is still limited, most people lack knowledge and skills in tourism development... To develop rural tourism in Tho Son commune, it is necessary to solve the following problems: (i) promote rural tourism development, (ii) raise people's awareness about rural tourism, (iii) support capital, training, and fostering skills and knowledge in the field of tourism, (iv) development of rural transport networks, (v) ensuring a fair and healthy business environment. Such measures will attract more participation and enhance the capacity of people to develop rural tourism.

Keywords: rural tourism, Tho Son commune, participation, local people

 

QUAN HỆ DÂN TỘC XUYÊN BIÊN GIỚI

 CỦA NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI CHĂM VÙNG BIÊN GIỚI MIỀN TÂY NAM BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA

VŨ ĐÌNH MƯỜI, TRƯƠNG VĂN CƯỜNG

Tóm tắt: Ở nước ta, quan hệ dân tộc xuyên biên giới (QHDTXBG) đã diễn ra từ lâu trong lịch sử. Kể từ Đổi mới (1986) đến nay, mối quan hệ này đã gia tăng nhanh chóng cả về qui mô, cường độ và tần suất, có những diễn biến phức tạp, tác động lớn đến đời sống của người dân và tình hình kinh tế - xã hội ở các khu vực vùng biên. Từ góc độ nhân học/dân tộc học, qua nghiên cứu trường hợp người Khmer và người Chăm, bài viết góp phần làm rõ thực trạng, tác động của hiện tượng này đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh chính trị vùng biên giới miền Tây Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, QHDTXBG của hai tộc người này ngày càng gia tăng, có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống sinh kế của họ. Tuy vậy, nó cũng có những tác động lớn trước mắt cũng như lâu dài đến an ninh chính trị vùng biên giới Việt Nam - Campuchia.

Từ khóa: quan hệ dân tộc xuyên biên giới, biên giới Việt Nam - Campuchia, Tây Nam Bộ, người Khmer, người Chăm

BORDER-CROSSING ETHNIC RELATIONS OF THE KHMER AND CHAM PEOPLE LIVING IN THE SOUTH WEST OF VIETNAM BORDERING WITH CAMBODIA

Abstract: In our country, cross-border ethnic relations have been going on for many years. Since the introduction of the Doi Moi (Renovation) policy (1986) until now, this relationship has increased rapidly in terms of scale, intensity and frequency with complicated developments, so it creates a significant impact on the lives of the population and the socio-economic situation in border areas. From the perspective of anthropology, ethnography, and through case studies on Khmer and Cham people, this article clarifies the reality and impact of this phenomenon on socio-economic life, association and political security in the southwestern border region. Research results show that the cross-border relationship between these two ethnic groups is increasing, so it plays a very important role in their livelihoods. However, this relationship also has great immediate and long-term impacts on political security in the Vietnam-Cambodia border region.

Keywords: cross-border ethnic relations, Vietnam - Cambodia border, Southwest region, Khmer people, Cham people 

 

 


Các tin cũ hơn.............................