Tạp chí số 2-2022 21/07/2022

THỰC HIỆN PHƯƠNG CHÂM “DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN LÀM,  DÂN KIỂM TRA, DÂN GIÁM SÁT, DÂN THỤ HƯỞNG” TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

TRẦN NGỌC NGOẠN

Tóm tắt: Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những mục tiêu cơ bản của sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người dân. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đã được cụ thể hóa không chỉ trong Luật Bảo vệ môi trường mà đã được hiện thực hóa trong các hoạt động khác như: qua các hoạt động truyền thông về BVMT; qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; qua các hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội; qua mô hình hoạt động xã hội hóa BVMT; qua việc nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư; qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Tuy nhiên, để hiện thực hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan cần tháo gỡ. Từ thực trạng đặt ra, bài báo đã đề xuất một số kiến nghị: cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong bảo vệ môi trường, dựa trên nguyên tắc tiếp cận theo Quyền “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đảm bảo tính minh bạch, để xây dựng các quy định cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư chủ động tham gia vào hoạt động BVMT.

 

IMPLEMENTATION OF THE MOTTO "PEOPLE KNOW, PEOPLE DISCUSS, PEOPLE DO, PEOPLE INSPECT, PEOPLE SUPERVISE, AND PEOPLE BENEFIT" IN ENVIRONMENTAL PROTECTION ACTIVITIES UNDER THE VCP’S RESOLUTIONS

Abstract: Environmental protection is one of the basic goals of sustainable development. At the same time, it is also the rights and obligations of every organization, every family and every citizen. The motto “People know, people discuss, people do, people inspect, people monitor, people benefit” has been legislated not only in the Law on Environmental Protection but also realized through such activities as communication activities on environmental protection; the implementation of grassroots democracy regulations; monitoring activities of socio-political organizations; the model of socialization of environmental protection; enhancing the role of the community; the National Target Programs, projects for socio-economic development and environmental protection. Currently, the article has proposed a number of recommendations which include that it is necessary to institutionalize the Party's views on environmental protection, based on the principle of the right approach “People know, people discuss people do, people control, people inspect, people supervise, people benefit” to ensure transparency and to develop regulations for organizations, individuals, households and communities to actively participate in environmental protection activities.

 

KHAI THÁC THẾ MẠNH KINH TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA LÝ HỌC

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG,

VŨ HẢI NAM, PHẠM THỊ LINH

Tóm tắt: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, TD&MNBB vẫn là một trong những vùng nghèo nhất nước. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, kết hợp với khảo sát thực địa đánh giá các điều kiện và thực trạng phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số thế mạnh tiêu biểu đã và đang được khai thác là: khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện; trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc; thương mại quốc tế và kinh tế biển; du lịch. Bên cạnh những thuận lợi, vùng cũng gặp một số khó khăn trong quá trình phát triển. Trên cơ sở phân tích các thế mạnh và hạn chế của vùng, bài báo đã đề xuất một số giải pháp khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế của vùng.

Từ khóa: địa lý kinh tế, địa lý học, trung du và miền núi Bắc Bộ.

EXPLOITING THE ECONOMIC STRENGTHS OF THE HIGH-MIDLANDS OF THE NORTHERN VIET NAM UNDER GEOGRAPHICAL PERSPECTIVE
Abstract: The high-midlands of the Northern Vietnam have a particularly important strategic position, with diverse and rich natural resources and many unique cultural heritages. However, these zones are still some of the poorest regions in the country. This study used the method of analyzing and synthesizing documents, combined with a field survey to assess the development conditions and status.  Research results show that some typical strengths that have been and are being exploited are: mining, mineral processing, hydropower; growing and processing industrial plants, medicinal plants, subtropical and temperate vegetables and fruits; raise cattle; international trade and marine economy and travel. Despite these advantages, the region faces some difficulties in the development process. On the basis of analyzing the strengths and limitations of the high-midlands of the Northern Vietnam, the article has proposed a number of solutions to effectively exploit the economic strengths of the region. 

Keywords: economic geography, geography, the high-midlands of the Northern Vietnam.

 

TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH VIỆT NAM

TỪ PHÂN TÍCH CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH

LÊ HỒNG NGỌC

Tóm tắt: Chuỗi giá trị du lịch là một hướng nghiên cứu mở, được xác định là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển du lịch tại Việt Nam. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch có nhiều cách tiếp cận và phương pháp rất đa dạng, có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Bài viết sử dụng cách tiếp cận và phương pháp phân tích chi tiêu của khách du lịch với số liệu trong giai đoạn 2011 - 2019, có cập nhật tình hình đến năm 2021, nhằm bước đầu xác định thực trạng của chuỗi giá trị du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời xem xét về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, qua đó rút ra một số hàm ý cho sự phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới từ góc độ chuỗi giá trị du lịch.

Từ khóa: du lịch, chuỗi giá trị du lịch, chi tiêu du lịch, Việt Nam

 

APPROACHING VIETNAM TOURISM VALUE CHAIN FROM ANALYSIS OF TRAVEL EXPENSE

Abstract: Tourism value chain is an open research field and is identified as one of the strategic solutions for tourism development in Vietnam. The study of tourism value chain has many approaches and methods which are diverse in theory, and also has high applicability in practice. This article employed the tourist spending approach and analysis method with data during 2011 – 2019, and was updated to 2022, in order to initially determine the status of Vietnam’s tourism value chain in recent years and to comment on the impacts of COVID-19 pandemic on Vietnam’s tourism value chain, thereby, highlighting some implications for the development of Vietnam’s tourism in the near future from the tourism value chain perspective.

Keywords: tourism value chain, tourist spending analysis, Vietnam

 

ĐÁNH GIÁ SỨC TẢI XÃ HỘI PHỤC VỤ QUẢN LÝ VÀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU DI SẢN

THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

PHẠM TRƯƠNG HOÀNG,

 PHẠM ĐÌNH HUỲNH, LƯU THẾ ANH

Tóm tắt: Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có giá trị toàn cầu về cảnh quan, địa chất và địa mạo, tạo nên sức hút cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, phát triển du lịch nhanh đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực lên môi trường và bảo tồn di sản, gây áp lực tới khả năng đáp ứng nhu cầu về xã hội. UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tiếp cận đánh giá sức tải để quản lý du lịch và bảo tồn các giá trị di sản. Nghiên cứu này tập trung vào sức tải xã hội của vịnh Hạ Long, dựa trên nhận thức của người dân và khách du lịch về sự đông đúc, dự tính lượng khách tối đa có thể chấp nhận được. Kết quả cho thấy, tổng sức tải xã hội của du lịch vịnh Hạ Long khoảng trên 172.150 khách/ngày, sức tải này phụ thuộc nhiều vào nhận thức xã hội của các bên liên quan, trực tiếp là người dân địa phương và du khách. Kết quả nghiên cứu là căn cứ cho tỉnh Quảng Ninh có những giải pháp quản lý và phát triển du lịch bền vững trên vịnh Hạ Long.

Từ khóa: sức tải xã hội, di sản thiên nhiên, du lịch bền vững, vịnh Hạ Long

 

ASSESSMENT OF SOCIAL CARRYING CAPACITY FOR SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT AND MANAGEMENT OF HA LONG BAY WORLD NATURAL HERITAGE SITE

Abstract: World Natural Heritage Ha Long Bay has diverse resources and outstanding universal values in terms of landscape, geology and geomorphology, have created huge advantages for tourism development of Quang Ninh province. However, rapid tourism development has created many negative impacts on the environment, and the heritage conservation, as well as putting pressure on the ability of the heritage site to meet social needs of visitors. UNESCO has recommended that countries should assess carrying capacity for managing tourism activities and heritage value preservation. This study focuses on the social capacity of Ha Long Bay based on resident's and visitor's perception of crowding in order to estimate the maximum acceptable number of visitors. The total social capacity for tourism activities in Ha Long Bay is about 172.150 visitors per day. This capacity depends heavily on the social awareness, directly local people and tourists. The study result is the basis for Quang Ninh to have solutions to manage and develop sustainable tourism in Ha Long Bay.

Keywords: social carrying capacity, natural heritage, sustainable tourism, Ha Long Bay

 

KHẢ NĂNG LIÊN KẾT CÁC ĐIỂM DU LỊCH THEO TUYẾN Ở HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

 NGUYỄN MINH NGUYỆT

Tóm tắt: Quỳ Hợp là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Đây là khu vực có sự phong phú về tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng đặc thù, hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch vẫn đang được khai thác một cách rời rạc, làm giảm độ hấp dẫn đối với khách du lịch thập phương. Từ kết quả phân tích các tài nguyên du lịch và phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, bài báo tập trung nghiên cứu, đánh giá 08 điểm du lịch tự nhiên, nhân văn có khả năng liên kết với nhau để tạo thành 3 tuyến du lịch và 02 tour du lịch. Kết quả nghiên cứu góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các tuyến du lịch ở Quỳ Hợp, tăng doanh thu du lịch và góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Từ khoá: liên kết du lịch, tài nguyên du lịch, Quỳ Hợp

POSSIBILITY OF CONNECTING TOURISM DESTINATIONS BY ROUTES
IN QUY HOP DISTRICT, NGHE AN PROVINCE

Abstract: Quy Hop is a district located in the northwest of Nghe An province. This is an area with an abundance of natural and people-centered tourism potentials, with favorable conditions to develop a specific and attractive type of eco-tourism resort. However, tourism resources are still being exploited sporadically, reducing the attractiveness for tourists from all over the world. From the results of the analysis of tourism resources and the integrated assessment method of tourism resources, the article focuses on researching and evaluating eight natural and people-centred tourist attractions that have the ability to link together to form a tourism destination; three tour routes and two types of tours. The research results contributed to establishing a scientific basis for planning tourist routes in Quy Hop, increasing tourism revenue and improving the lives of local people.

Keywords: tourism routes, tourism resources, Quy Hop

 

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN

DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI

ĐẶNG THÀNH TRUNG

Tóm tắt: Hiện nay, trong thời đại công nghiệp 4.0, việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực của đời sống con người có ý nghĩa vô cùng to lớn, trong đó có hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cơ sở dữ liệu GIS đã được các nước trên thế giới và Việt Nam ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch, quản lý tài nguyên môi trường. Quảng Ngãi đang có sự phát triển mạnh về du lịch, là một điểm đến ưa thích của du khách trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đã xác định và phân loại các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lễ hội, cơ sở hạ tầng và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; từ đó biên tập hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) tổng hợp tiềm năng du lịch tỉnh Quảng Ngãi (bao gồm tất cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính). CSDL này sẽ giúp cho công tác quản lý và cung cấp thông tin về tài nguyên du lịch cho người sử dụng.

Từ khóa: du lịch, bản đồ tài nguyên, cơ sở dữ liệu, GIS, Quảng Ngãi

 

GIS APPLICATION IN BUILDING TOURISM RESOURCES DATABASE
IN QUANG NGAI PROVINCE

Abstract: Nowadays, in the era of industry 4.0, the use of artificial intelligence (AI) products related to human use has great significance, including geographic information systems (GIS). GIS). GIS databases have been applied in the countries around the world as well as in Vietnam in many fields, especially in planning and managing natural resources and environment. Quang Ngai is experiencing strong development in tourism and is a favorite destination for domestic and international tourists. The study has identified and classified natural tourism resource spots, humanities, festivals, infrastructure and cultural characteristics in Quang Ngai province.  It then edited and completed the database to summarize the tourism potential of Quang Ngai province, including all tourist attractions built with spatial and attribute data. This database will help manage and provide information about tourism resources for users.

Keywords: tourism, resource map, database, GIS, Quang Ngai

 

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH OCOP

 TỈNH QUẢNG NINH

ĐINH TRỌNG THU

Tóm tắt: Bài viết xem xét thực trạng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh, thông qua việc phân tích những hoạt động cơ bản của Chương trình, bao gồm: công tác chỉ đạo, tổ chức; truyền thông nâng cao nhận thức; việc triển khai Chu trình OCOP; kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể; hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế; xây dựng mạng lưới đối tác; triển khai mô hình chỉ đạo điểm; huy động nguồn lực cho Chương trình. Từ đó, bài viết cũng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Chương trình, gồm: nâng cấp hệ thống tổ chức; công tác truyền thông nâng cao nhận thức; định hướng phát triển sản phẩm; xây dựng thương hiệu; hợp tác quốc tế.

Từ khóa: giải pháp phát triển, chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh

SOLUTIONS TO DEVELOP OCOP PROGRAM IN QUANG NINH PROVINCE

Abstract: The article examines the current situation of developing the One Commune One Product (OCOP) Program of Quang Ninh province, through analyzing the basic activities of the Program, including direction and organization; awareness-raising communication; implementation of the cycle; product and subject development results; trade promotion activities and international cooperation; building a network of partners; deploying the point-directed model, and mobilizing resources for the Program. Based on the examination results, the article also proposes solutions to improve the effectiveness of the Program, including upgrading the organizational system; communication to raise awareness; product development orientation; branding, and international cooperation.

Keywords: development solutions, OCOP program, Quang Ninh province

 

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

NGUYỄN THỊ HÒA, ĐINH THỊ LAM

Tóm tắt: Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã đem lại một số kết quả. Kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân được nâng lên, các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa nâng cấp, cảnh quan nông thôn chuyển biến theo hướng “xanh - sạch - đẹp”. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, thách thức trong xây dựng NTM của địa phương, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, công tác tuyên truyền ở một số nơi chưa thực hiện tốt, việc duy trì một số tiêu chí tại các xã đạt chuẩn NTM còn khó khăn, khoảng cách chênh lệch về kết quả giữa các địa phương trong huyện còn khá lớn... Bài viết đề cập đến tình hình thực tế thực hiện, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, đưa ra một số giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện để tăng cường hiệu quả xây dựng NTM huyện Thạch Thành.

Từ khóa: nông thôn mới, Thạch Thành, Thanh Hóa

SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF NEW RURAL CONSTRUCTION THACH THANH DISTRICT, THANH HOA PROVINCE

Abstract: The National Target Program (NTP) on building New Rural Areas (NTM) implemented in Thach Thanh district, Thanh Hoa province has brought some positive results. The economy is developing day by day; people's living standards are being improved; essential infrastructure works are invested in new construction; there is repair or upgrade, and rural landscape changes, in the direction of "green - clean - beautiful".  However, in addition to these positive results, there are still some difficulties and challenges in the construction of New Rural Areas in the locality.  The value of agricultural production increases but is not commensurate with the potential advantages of the locality. The propaganda work in some places is not good. It is still difficult to maintain a number of rural standards in the communes that have been achieved. The gap in results between localities in the district is still quite large. The article mentions the actual situation of implementation, points out difficulties and challenges in the implementation process, and offers some solutions of policy and implementation organization to enhance the effectiveness of construction of New Rural Area in Thach Thanh district.

Keywords: new rural construction, Thach Thanh, Thanh Hoa

 

NHẬN DIỆN MỘT SỐ NGUY CƠ GÂY XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MẪN XÁ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

NGUYỄN THỊ THU HÀ, NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP

Tóm tắt: Xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá tồn tại lâu đời, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ quả môi trường nơi đây cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Trải qua nhiều năm sản xuất, các cơ sở đã thải ra khoảng hơn 300 nghìn tấn bã xỉ thải và rất nhiều khí thải không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hậu quả là đời sống, sức khỏe của rất nhiều người dân trong xã bị ảnh hưởng, số người bị các bệnh về đường hô hấp, ung thư ngày càng gia tăng… Bài viết dựa trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về xung đột môi trường làng nghề, tiến hành phân tích, nhận diện những nguy cơ dẫn đến xung đột môi trường làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề tại khu vực này.

Từ khóa: ô nhiễm môi trường, làng nghề, xung đột môi trường

INDENTIFY SOME ENVIRONMENTAL CONFILICTS OF CRAFT VILAGE MAN XA, YEN PHONG DISTRCT, BACNINH PROVINEC

Abstract: Van Mon commune (Yen Phong, Bac Ninh) is a long-standing Man Xa aluminum recycling craft village, making an important contribution to socio-economic development. However, the environmental consequences here are also posing many challenges. Over the years of production, the facilities have emitted more than 300 thousand tons of waste slag and a lot of untreated emissions, causing serious environmental pollution. As a result, the lives and health of many people in the commune are affected, the number of people suffering from respiratory diseases, cancer is increasing. The article is based on the assessment of the current environmental situation and the environmental planning of the craft village to analyze and identify the risks leading to environmental conflicts in the Man Xa craft village, thereby proposing some solutions for environmental protection of craft villages.

Keyword: environmental pollution, craft villages, environmental conflicts

 

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PSR ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỐT RƠM RẠ NGOÀI TRỜI KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU HÀ

Tóm tắt: Việc đốt rơm rạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của người dân, tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. Để đánh giá hiện trạng đốt rơm rạ ngoài trời, nghiên cứu đã xây dựng các chỉ thị đánh giá dựa theo mô hình PSR (áp lực- hiện trạng- đáp ứng), tiến hành nghiên cứu điển hình tại 3 xã: Thọ Xuân (Đan Phượng), Đắc Sở (Hoài Đức), Liệp Tuyết (Quốc Oai). Kết quả cho thấy, đa phần người dân lựa chọn hình thức đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch (49,52%), sau đó là bán rơm (23,82%), để rơm hoai mục (13,33%). Người dân ở các xã cũng thể hiện mối lo ngại về tác động của việc đốt rơm rạ tới đời sống và sản xuất. Với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao nhận thức người dân và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: đốt rơm rạ, chỉ thị, mô hình PSR, ngoại thành Hà Nội

APPLICATION OF PSR MODEL TO ASSESS THE STATE OF OPEN BURNING OF RICE STRAW IN SOME SUBURBAN AREAS OF HANOI

Abstract: The burning of rice straw affects the health and life of people, negatively affects the surrounding environment. To assess the current status of open burning of rice straw, the study established indicators based on the model PSR (pressure-current-response) and case studies in 3 communes: Tho Xuan commune (Dan Phuong), Dac So (Hoai Duc), Liep Tuyet (Quoc Oai). The results show that, most people choose to burn rice straw in the field after the harvest (49.52%), then sell the straw (23.82%) and let the straw decay (13.33%). People in the communes also expressed concern about the impact of burning straw on their lives and manufacturing activities. With the economic restructuring, raising people's awareness and applying scientific and technological achievements to agricultural production, it will help to reduce the burning of rice straw in the field in the study area.

Keywords: burning straw, indicators, PSR model, suburb of Hanoi

 

 


Các tin cũ hơn.............................