Tạp chí số 2-2023 21/07/2023

THỰC HIỆN BẢO ĐẢM AN NINH MÔI TRƯỜNG

THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII

TRẦN NGỌC NGOẠN

Tóm tắt: An ninh môi trường luôn được xác định là vấn đề có tính thời sự trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới và ở nước ta. Bảo đảm an ninh môi trường luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và được thể chế hóa trong các chính sách, pháp luật. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và toàn cầu hóa, an ninh môi trường của Việt Nam tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng do đối diện với hầu hết các thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm đất, nước, không khí, mất rừng và suy giảm đa dạng sinh học… Nguồn gốc của các vấn đề trên có thể từ trong nội tại nền kinh tế, cũng có thể bắt nguồn từ bên ngoài nền kinh tế nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bài báo khuyến nghị một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện bảo đảm an ninh môi trường của nước ta trong thời gian tới.

Từ khóa: an ninh môi trường, bảo đảm an ninh môi trường, nghị quyết của Đảng

ENSURING ENVIRONMENTAL SECURITY ACCORDING TO THE RESOLUTION OF THE XIII CONGRESS OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM

Abstract: Environmental security is always identified as a topical issue in terms of socio-economic development in the world in general and Vietnam in particular. The Communist Party of Vietnam (CPV) and the State always pay special attention to ensuring environmental security. This is also institutionalized in State policies and laws. However, along with socio-economic development and globalization, Vietnam's environmental security continues to be seriously threatened due to facing most challenges from climate change and pollution of water, land, air, deforestation and biodiversity loss. The origin of the above problems could originate from internal sources, or from abroad. Based on research on the viewpoints and guidelines of the CPV and the State's legal policies, this article recommends a number of solutions to contribute to the implementation and strengthening of environmental security in our country over the coming years.

Keywords: environmental security, ensuring environmental security, Party resolution

 

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TIỀM NĂNG CÁC KHU VỰC BIỂN ĐẢO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

VƯƠNG TẤN CÔNG,

 PHẠM QUANG VINH, PHẠM HOÀNG HẢI

Tóm tắt: Điều tra tổng hợp lãnh thổ các khu vực ven biển và hệ thống đảo ven bờ là một hướng nghiên cứu lớn cả về không gian lãnh thổ lẫn nội dung nghiên cứu với các mục đích hết sức cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ các khu vực ven biển và hệ thống đảo ven bờ với mục đích là tiến hành công tác điều tra cơ bản nhằm xây dựng một hệ thống tư liệu đầy đủ, đồng bộ, chi tiết về tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT – XH), nhân văn và môi trường cho một vùng lãnh thổ rộng lớn. Tuy nhiên ở giai đoạn hiện nay sự hiểu biết, nắm bắt về bản chất của nó lại còn khá mỏng, khá thiếu. Nghiên cứu này đề xuất xây dựng hệ tiêu chí cho đánh giá tổng hợp các nguồn lực trên lãnh thổ khu vực ven biển và hệ thống đảo ven bờ. Các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở các đặc trưng về khả năng đáp ứng tiềm năng tự nhiên, nguồn tài nguyên cho việc phân bố dân cư và định hướng sản xuất; và có thể được sử dụng trong đánh giá các khu vực có điều kiện tương tự.

 Từ khóa: kinh tế biển, tài nguyên biển, tiêu chí, đánh giá tổng hợp tiềm năng

POTENTIAL FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN COASTAL AREAS

 AND COASTAL ISLANDS

Abstract: General territorial investigation of coastal areas and coastal island systems is a major research direction in both territorial space and research content with very specific purposes. Therefore, the research and comprehensive assessment of natural conditions and territorial natural resources in coastal areas and coastal island systems is not only for the purpose of conducting basic investigation and construction, synchronous, detailed archive of resources, natural, socio-economic, humanistic and environmental conditions for a large territory of the country. However, at the current stage, the understanding and grasp of the nature of the above factors is still quite thin and lacking. This study proposes to develop a criteria system for comprehensive assessment of resources in coastal areas and coastal island systems. The criteria are built on the basis of the characteristics of the ability to meet natural potentials, resources for population distribution and production orientation in the region. These criteria can then be used in evaluating areas with similar conditions.

Keywords: marine economy, marine resources, criteria, comprehensive assessment

 

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG DU LỊCH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

NGUYỄN THỊ LÝ,

NGUYỄN THU NHUNG, PHẠM THANH HOAN

Tóm tắt: Vườn quốc gia (VQG) Cát Bà là một trong những VQG được thành lập khá sớm ở Việt Nam (năm 1986), được đánh giá cao bởi sự hoang sơ của các hệ sinh thái, sự hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên, sự phong phú và đặc sắc của tài nguyên sinh học. Bên cạnh chức năng bảo tồn, phục hồi tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, VQG Cát Bà còn có chức năng kết hợp phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà chưa cao, sự liên kết giữa phát triển du lịch và bảo tồn chưa được thể hiện rõ nét. Bằng các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại của khoa học địa lý, bài viết này đã làm rõ hơn thực trạng phát triển du lịch ở VQG Cát Bà; phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với VQG Cát Bà. Từ đó đề xuất những ý tưởng về giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn ở VQG Cát Bà.

Từ khóa: Cát Bà, vườn quốc gia, du lịch, bảo tồn

THE CURRENT STATUS, PROPOSED SOLUTIONS FOR DEVELOPING LOCAL TOURISM AND CONSERVE CAT BA NATIONAL PARK

Abstract: Cat Ba National Park is located on Cat Ba archipelago, one of the earliest established national parks in Vietnam (in 1986). This national park is highly appreciated for the wildness of its ecosystems, the grandeur of its natural landscape, and the richness and uniqueness of its biological resources. Besides the function of preserving and restoring natural resources, and protecting and developing natural ecosystems, Cat Ba National Park also has the function of developing tourism. However, the efficiency of tourism activities in Cat Ba National Park is not high, and the connection between tourism development and conservation has not been clearly demonstrated. Using traditional and modern research methods of geographical science, this article has clarified the current situation of tourism development in Cat Ba National Park; analyzing the advantages, difficulties, opportunities, and challenges for Cat Ba National Park. From there, propose ideas for solutions to develop tourism associated with conservation in Cat Ba National Park.

Keywords: Cat Ba, national park, tourism, conservation

 

GIÁ TRỊ ĐỊA HÌNH - ĐỊA CHẤT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA HỌC TẠI TỈNH AN GIANG

NGUYỄN KIM HOÀNG & NNC

Tóm tắt: An Giang sở hữu những đặc điểm địa chất và địa hình đặc sắc, đa dạng hơn so với các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, gắn liền với nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia; với nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng và các truyền thuyết, giai thoại kỳ bí. Đánh giá trung thực các giá trị địa chất - địa hình của tỉnh sẽ góp phần quan trọng cho phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch địa học nói riêng nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch đến với An Giang.

Từ khóa: địa chất, địa hình, du lịch địa học, Bảy Núi, An Giang

TOPOGRAPHIC - GEOLOGICAL VALUE IN DEVELOPMENT OF

GEOLOGICAL TOURISM IN AN GIANG PROVINCE

Abstract: An Giang province possesses unique geological and topographical characteristics, more diverse than many other provinces in the Southwest region, because it is associated with many nationally ranked cultural and historical relics; with many famous cultural and religious festivals and mysterious local legends and anecdotes. A true assessment of the geological and topographical values ​​of the province will make an important contribution to the development of the tourism industry in general and geo-tourism in particular to attract more tourists to An Giang province.

Keywords: geology, topography, geo-tourism, Bay Nui, An Giang

 

NGHIÊN CỨU DI SẢN ĐỊA CHẤT GÀNH ĐÁ ĐĨA TỈNH PHÚ YÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA CHẤT

NGUYỄN HỮU XUÂN, NGUYỄN TRỌNG ĐỢI

Tóm tắt: Gành Đá Đĩa là di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát địa chất, phương pháp bay chụp bằng UAV, ứng dụng công nghệ GIS cho việc đo đạc, lập bản đồ, lập mô hình 3D của di sản địa chất Gành Đá Đĩa. Kết quả cho thấy, Gành Đá Đĩa là di sản địa mạo, di sản đá, di sản kiến tạo nổi bật, là khu vực có đa dạng địa chất rất cao; có khoảng 10.000 cột đá bazan hình lục lăng với 2 mũi nhô chính, phần nổi và phần chìm dưới biển; các cột đá có thế nằm đa dạng từ thẳng, xiên, chéo và nằm ngang; có sự biến đổi cảnh quan rất độc đáo tùy theo góc quan sát ở mặt đất hay từ trên cao; có quá trình thành tạo bazan cột đặc biệt. Kỳ quan địa chất Gành Đá Đĩa có giá trị địa chất - địa mạo và giá trị cảnh quan rất cao, tạo thế mạnh cho phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam.

Từ khóa: Gành Đá Đĩa, Bazan cột, di sản địa chất, du lịch địa chất

THE GEOLOGICAL HERITAGE OF THE DA DIA REEF OF PHU YEN PROVINCE FOR GEO-TOURISM DEVELOPMENT

Abstract: Đá Đĩa Reef is a special national monument and a famous tourist destination of Phu Yen province. The study used geological survey methods, UAV aerial photography methods, and applied GIS technology for measuring mapping, and 3D modeling of the Đá Đĩa Reef geological heritage. The results show that Đá Đĩa Reef is an outstanding geomorphologic heritage, rock heritage, and tectonic plate heritage, and an area with very high geological diversity. There are about 10,000 hexagonal basalt columns with 2 main protrusions, the floating part and the submerged part under the sea; stone pillars can lie in a variety of positions from straight, oblique, diagonal and horizontal. There are unique landscape changes depending on the viewing angle from the ground or from above. There is a special columnar basalt formation process. The geological wonder of Da Dia Reef has very high geological-geomorphologic and landscape value, creating a strong attraction for tourism development of Phu Yen province and the South Central Coast region, Vietnam.

Keywords: Da Dia Reef, columnar basalt, geological heritage, geo-tourism

 

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC TUYẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

TRẦN QUỐC NHUẬN,

 PHẠM THỊ BÌNH, PHẠM XUÂN HẬU

Tóm tắt: Là tỉnh vừa có biển vừa có núi, lại nằm trên con đường di sản miền Trung - Tây Nguyên, cửa ngõ ra biển của Lào và Campuchia, Phú Yên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa độc đáo ven các trục đường lớn, Phú Yên có nhiều thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bài báo đánh giá tổng hợp tiềm năng và lợi thế các tuyến tài nguyên du lịch của Phú Yên bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Kết quả bài báo cho thấy Phú Yên có thể phát triển và khai thác những tuyến du lịch nội tỉnh có tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, tỉnh có thể phát triển và khai thác các tuyến du lịch liên tỉnh và khu vực lân cận.

Từ khóa: tuyến du lịch, Phú Yên, tiềm năng

POTENTIAL FOR DEVELOPING TOURISM ROUTES IN PHU YEN PROVINCE

Abstract: Having both the sea and the mountains, and located on the Central - Central Highland heritage road, the gateway to the sea from ​​Lao PDR and Kingdom of Cambodia, Phu Yen Province has many advantages for tourism development. With unique natural and cultural resources along major roads, Phu Yen province has many advantages in developing intra-provincial tourist routes that attract domestic and foreign tourists. The article comprehensively evaluates the potential and advantages of Phu Yen’s tourism resource routes using the analytical hierarchy (AHP) method. The results of the article show that Phu Yen provincial authority can develop and exploit highly competitive intra-provincial tourist routes. In addition, the province can develop and exploit inter-provincial and neighboring tourist routes.

Keywords: tourist route, Phu Yen, potential

 

PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM

VÙNG VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN

NGUYỄN XUÂN HÒA

Tóm tắt: Tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm nhờ có đặc điểm địa hình đa dạng, với điều kiện khí hậu bán khô hạn đặc trưng của vùng Nam Trung Bộ, ít bị ảnh hưởng của mưa bão, thời tiết cực đoan. Bình Thuận đã phát triển một số loại hình du lịch mạo hiểm như đi bộ thám hiểm xuyên rừng, leo núi, vượt thác ghềnh, đua ô tô, mô tô vượt đồi cát, đua thuyền, lặn biển, lướt ván... Tuy nhiên, phát triển du lịch mạo hiểm ở Bình Thuận còn nhiều hạn chế như thiếu nguồn nhân lực, các sản phẩm còn nghèo nàn, hạ tầng vật chất kỹ thuật cho du lịch mạo hiểm còn hạn chế... Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm vùng ven biển tỉnh Bình Thuận, bài báo gợi mở kiến nghị đầu tư phát triển loại hình du lịch này.

Từ khóa: du lịch mạo hiểm, ven biển, đồi cát, Bình Thuận

DEVELOPING TYPES OF ADVENTURE TOURISM IN THE

COASTAL AREA OF BINH THUAN PROVINCE

Abstract: Binh Thuan province has a lot of potential for developing adventure tourism thanks to its diverse terrain, semi-arid climate typical of the South Central region, and is less affected by storms and extreme weather. Binh Thuan province has developed a number of types of adventure tourism such as hiking through forests, mountain climbing, rafting, racing cars and motorbikes over sand dunes, boat racing, scuba diving, and windsurfing. However, the development of adventure tourism in Binh Thuan province still has many limitations such as lack of human resources, poor products, and inadequate physical and technical infrastructure for adventure tourism. Based on researches on the current situation and potential for developing adventure tourism in the coastal area of ​​Binh Thuan province, the article suggests and recommends appropriate investments for the development of this type of tourism.

Keywords: adventure travel, coastal, sand dune, Binh Thuan province

 

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG BIỂN, ĐẢO HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG

Trương Trí Thông, Nguyễn Thanh Tùng
Nguyễn Thị Dạ Lý
, Nguyễn Thị Tường Vi

Tóm tắt: Một trong những loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay là du lịch sinh thái, bởi nó có tác động tích cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa tại địa phương. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn có khả năng hỗ trợ giáo dục cộng đồng, phát triển bền vững và hoạt động bảo tồn. Huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang có nhiều tài nguyên thích hợp phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái dựa vào tài nguyên biển, đảo. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phỏng vấn từ các bên có liên quan và phương pháp quan sát thực địa. Kết quả bài viết tập trung phân tích tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển, đảo ở huyện Kiên Hải và nhu cầu du lịch sinh thái biển, đảo của du khách; từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn nghiên cứu một cách hiệu quả trong tương lai.

Từ khoá: du lịch sinh thái, tài nguyên biển đảo, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Develop ecotourism in the sea-island region OF Kien Hai district, Kien Giang province

Abstract: Nowadays, one of the fastest growing types of tourism is ecotourism because it has a positive effect on the host local’s natural and cultural environment. Additionally, ecotourism has the ability to aid in public education, sustainable development, and conservation activities. In Kien Hai district, Kien Giang province there are many tourism resources for ecotourism development, especially ecotourism based on sea and island resources. Research using analysis and synthesis methods, stakeholder interviews, and field observations. The study examines the potential for ecotourism based on the sea and island in Kien Hai as well as the demands of visitors for eco-tourism in the sea-island region. From there, it proposes some solutions to develop ecotourism in the area effectively in the future.

Keywords: ecotourism, sea-island resources, Kien Hai district, Kien Giang province

 

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRẦN THỊ TUYẾT, BÙI THỊ VÂN ANH

Tóm tắt: Chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu với công nghệ kỹ thuật số liên tục phát triển, trở thành nguồn lực mới cho quá trình phát triển. Trong đó, xây dựng đội ngũ công chức hành chính (CCHC) được xem là cốt lõi trong chiến lược phát triển, đáp ứng yêu cầu CĐS. Nghiên cứu này tập trung phân tích những yêu cầu của xây dựng đội ngũ CCHC của thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu CĐS, trên cơ sở tư liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu, cơ quan hành chính và khảo sát thực tế. Theo đó, để nâng cao chất lượng của công tác xây dựng đội ngũ CCHC đáp ứng yêu cầu CĐS đòi hỏi phải có các chính sách mang tính tổng thể, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, nhất là người đứng đầu của cơ quan hành chính cần phải đổi mới, phát triển năng lực cho CCHC.

Từ khóa: công chức hành chính, chuyển đổi số, Hà Nội

BUILDING A TEAM OF CIVIL SERVANTS RESPONDING TO REQUIREMENT OF DIGITAL TRANSFORMATION IN HANOI CAPITAL

Abstract: Digital transformation is an inevitable trend with the digital technologies that are continuously developing and becoming a new resource for development process so requires localities to have to change governance methods; in which, building a team of civil servants is considered the core of development strategy of human resource for digital transformation. This research focuses on analyzing the requirements of building a team of civil servants in Hanoi for digital transformation on the basis of the published data of researchers, administrative agencies and actual surveys. Accordingly, in order to improve quality of Hanoi’s team of civil servants, it is necessary to have comprehensive policies, prioritizing training and fostering civil servants, especially leaders of administrative agencies need to be renewed, really become a capacity development tool for civil servants.

Keywords: civil servant, Digital transformation, Hanoi

 

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NGÀNH TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM

NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP

Tóm tắt: Khoảng 5,7 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trong hơn 60 năm qua đang trôi nổi trên các đại dương, sông suối, hoặc được chôn lấp trên toàn cầu. Lượng bao bì nhựa trị giá 80 - 120 tỷ USD/năm bị thất thoát do không được tái chế trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, số lượng sản phẩm nhựa sử dụng ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí và đại dương. Ước tính Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD/năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Tiềm năng phát triển ngành nhựa tái chế là rất lớn, nếu sử dụng được nguồn nguyên liệu nhựa tái chế ở mức 35 - 50%/năm, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất hơn 15%. Mặc dù có nhiều tiềm năng, song ngành công nghiệp tái chế nhựa của Việt Nam còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam, cần phải thực thi đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Từ khóa: Tái chế, chất thải nhựa, ô nhiễm nhựa, kinh tế tuần hoàn

POTENTIAL FOR DEVELOPING CIRCULAR ECONOMY IN THE PLASTIC WASTE RECYCLING INDUSTRY IN VIETNAM

Abstract: There is about 5.7 billion tons of plastic waste that has accumulated over the past 60 years, and is globally floating in oceans, rivers and streams, or buried in landfills. Plastic packaging worth 80 - 120 billion USD/year is lost due to not being recycled globally. In Viet Nam, the number of used plastic products is increasing, seriously threatening the land, water, air and ocean environment. It is estimated that Viet Nam waste costs nearly3 billion USD/year, because it does not recycle all plastic waste from daily plastic utilization. The potential for developing the recycled plastic industry in Viet Nam is huge. If businesses can use recycled plastic materials at a rate of 35 - 50% per year, they can reduce production costs by more than 15%. Despite so much potential, Viet Nam's plastic recycling industry is still limited. To improve efficiency and develop plastic recycling activities in Vietnam, it is necessary to synchronously implement solutions, especially policies to support businesses participating in plastic recycling, towards a circular economy.

Keywords: recycling, plastic waste, plastic pollution, circular economy

 

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA HỆ SINH THÁI TRỒNG LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 XÃ NAM PHÚ, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

NGUYỄN THỊ HUYỀN THU

Tóm tắt: Bài viết phân tích mức độ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái trồng lúa xã Nam Phú (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), làm cơ sở đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương và tăng khả năng thích ứng của hệ sinh thái trồng lúa dưới tác động của biến đổi khí hậu. Dữ liệu bài báo dựa trên số liệu thu thập từ 95 phiếu điều tra người dân cùng với số liệu thứ cấp thu thập tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số phơi nhiễm (E) của hệ sinh thái trồng lúa ở mức rất cao; chỉ số độ nhạy cảm (S) ở mức trung bình và khả năng thích ứng (AC) ở mức thấp; chỉ số dễ bị tổn thương (V) ở mức cao.

Từ khóa: tính tổn thương, hệ sinh thái trồng lúa, biến đổi khí hậu, xã Nam Phú.

ASSESSMENT OF VULNERABILITY OF THE RICE CULTIVATION ECOSYSTEM DUE TO THE IMPACTS OF CLIMATE CHANGE IN NAM PHU COMMUNE, TIỀN HẢI DISTRICT OF THAI BINH PROVINCE

Abstract: The article analyzes the level of vulnerability due to the impact of climate change on the rice growing ecosystem in Nam Phu commune (Tien Hai district of Thai Binh province), as a basis for proposing recommendations to minimize the level of vulnerability and increase the ability of adaptation to the rice growing ecosystem under the impacts of climate change. The article's data is based on that collected from surveys of 95 local residents along with secondary data collected in the research area. Research results show the exposure index (E) of the rice-growing ecosystem is very high, the index of sensitivity (S) is high and the adaptability (AC) is at a high level; medium; vulnerability index (V) at high level.

Keywords: vulnerability, rice growing ecosystem, climate change, Nam Phu commune.

 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN

TRƯƠNG THỊ NHƯ NGUYỆT

Tóm tắt: Trong những năm gần đây khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An đã có nhiều thành tựu trong công tác giảm nghèo; năm 2021, tỉ lệ hộ nghèo của khu vực là 5,86% (năm 2016 là 20,17%). Có được kết quả đó là nhờ một số lợi thế về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho nguồn lao động, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư… Bên cạnh những lợi thế trên, những khó khăn về địa hình, khí hậu, sự phân hóa nguồn tài nguyên, vốn đầu tư, dân cư - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế lại là rào cản trong công cuộc thực hiện chiến lược giảm nghèo của khu vực. Bài viết phân tích tác động của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến vấn đề nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, là cơ sở để đưa ra những giải pháp giảm nghèo phù hợp cho khu vực.

Từ khóa: nghèo, giảm nghèo, miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

FACTORS ATTRIBUTABLE TO POVERTY AND POVERTY REDUCTION IN THE NORTHWEST MOUNTAINOUS AREA OF NGHE AN PROVINCE

Abstract: In recent years, Nghe An province has achieved significant strides in hunger eradication and poverty reduction in the northwestern mountainous region of the province. The region's poverty rate was only 5.86% in 2021 (as compared to that in 2016 of 20.17%). These results are due to a number of advantages in geographical location, natural resources, promoting training for the workforce, and the growth and structural transformation of the economy, and investment capital. Besides the above advantages, difficulties in terrain management, inclement climate, differentiation of natural resources, investment capital, population-labour source, economic development level are different. All these factors are a barrier to the implementation of the region's poverty reduction strategy. This article analyzes the impact of geographical location, natural resources and socio-economic conditions on poverty and poverty reduction in the Northwestern mountainous region of Nghe An province, as a basis for providing appropriate poverty reduction solutions for the region.

Keywords: poverty, poverty reduction, Northwestern mountainous region of Nghe An province.

 

PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

ĐINH TRỌNG THU

Tóm tắt: Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống, giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam, việc khai thác các giá trị văn hóa cho xây dựng nông thôn mới trở nên vô cùng cần thiết. Vì vậy, để thực hiện được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì toàn bộ hệ thống Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân không còn cách nào tốt hơn là phải phát huy mọi giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kết quả tổng hợp tư liệu từ các cơ quan quản lý và điều tra xã hội học tại địa phương, bài viết làm rõ thực tiễn “phát huy các giá trị văn hóa” trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Từ khóa: giá trị văn hóa, nông thôn mới, Thái Thụy, Thái Bình.

PROMOTING CULTURAL VALUES IN NEW RURAL BUILDING IN THAI THUY DISTRICT, THAI BINH PROVINCE

Abstract: In the context of industrialization, modernization, and international integration, which increasingly, directly and strongly impacts all aspects of life, cultural values ​​and traditions of the Vietnamese people, exploiting cultural values ​​for new rural construction becomes a priority. Therefore, to implement the criteria for building new rural areas, the entire Vietnamese Communist Party system, Government, unions, and people have to promote all cultural values ​​in rural construction. Based on the results of synthesizing documents from management agencies and local sociological surveys, the article clarifies the practice of "promoting cultural values" in new rural construction, thereby proposing solutions to promote cultural values ​​in new rural construction.

Keywords: cultural values, new rural, Thai Thuy, Thai Binh.

 

THỰC TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

CÁC KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA TRUNG QUỐC

LÊ HỒNG NGỌC

Tóm tắt: Trung Quốc là một trong những quốc gia có các khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Sự hình thành và phát triển của mô hình này đã và đang đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm qua, được thế giới đánh giá cao như một điển hình thành công và trở thành mô hình tham khảo cho các nước đang phát triển. Bài viết khái quát thực trạng và chính sách phát triển các khu thương mại tự do tại Trung Quốc nhằm rút ra một số bài học từ kinh nghiệm về phát triển mô hình khu thương mại tự do.

Từ khóa: khu thương mại tự do, Trung Quốc

SITUATION AND POLICY FOR THE DEVELOPMENT

 OF FREE TRADE ZONES IN CHINA

Abstract: China is one of the countries having the world’s largest free trade zones. The formation and development of this model has been making significant contribution to the economic growth of China in recent years, which has been highly appreciated worldwide as a successful example and becoming a reference model for developing countries. This article studies the situation and policy for the development of free trade zones in China with the aim at highlighting some lessons from China’s experience on developing the model of free trade zone.

Keywords: free trade zone, China

 


Các tin cũ hơn.............................