Tạp chí số 1-2022 20/04/2022

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

 

NGUYỄN SONG TÙNG

Tóm tắt: Kinh tế tuần hoàn là giải pháp cốt lõi nhằm hướng đến phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Trên thực tế Việt Nam đã xuất hiện các mô hình tiếp cận kinh tế tuần hoàn, góp phần mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng, nhưng mới chỉ dừng ở góc độ tái sử dụng, tái chế chất thải đơn thuần... Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Xét trên các góc độ từ nhu cầu thực tiễn, nhận thức của xã hội, điều kiện công nghệ, đặc biệt là từ chủ trương đã được Đại hội XIII đề ra, chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn là một hướng đi phù hợp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Từ khóa: Đại hội XIII, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

DEVELOPING CIRCULAR ECONOMY FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN THE RESOLUTION OF THE 13TH NATIONAL PARTY CONGRESS

Abstract: economy is an appropriate direction to realize Vietnam’s sustainable development goals. Circular economy is the core solution towards sustainable development; in other words economic development goes hand in hand with environmental protection. This model has been applied by many countries around the world and has shown remarkable results. In fact, Vietnam has appeared circular economic models contributing to bringing financial benefits to production and consumption establishments; but only at reusing and recycling waste. Building the circular economy was identified by the 13th Party Congress as one of the country's development orientations for the period of 2021 - 2030. From the perspective of practical needs, society's awareness, and conditions technology, especially from the policy set out by the 13th National Congress, the transition to a circular economy is an appropriate direction to realize the country's sustainable development goals.

Keywords: XIII Congress, circular economy, sustainable development

 

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI PHỤ NỮ Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

TRẦN NGỌC NGOẠN, NGUYỄN THỊ HÒA

Tóm tắt: Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội phụ nữ) ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường (BVMT). Vai trò của Hội phụ nữ trong BVMT nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về BVMT đến từng người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tham gia BVMT của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định: ở một số địa phương còn gặp khó khăn trong cơ chế phối hợp với cơ quan chuyên môn về BVMT, với các tổ chức đoàn thể khác; năng lực, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với BVMT còn hạn chế; thiếu kinh phí hoạt động… Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở một số địa phương, bài viết khái quát đánh giá về vai trò, hiện trạng hoạt động, đồng thời gợi mở một số giải pháp phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong hoạt động BVMT nông thôn giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: Hội phụ nữ, bảo vệ môi trường, nông thôn

THE ROLE OF LOCAL WOMEN'S UNIONS IN RURAL ENVIRONMENTAL PROTECTION

Abstract: In recent years, the Women's Unions in rural areas have carried out many activities on environmental protection. The role of Women's Unions in rural environmental protection in our country is demonstrated through activities of detecting and denouncing violations of environmental law; to increase community participation in the process of monitoring, environmental protection and activities of educating and propagating environmental protection views to local people. However, in some localities, difficulties are encountered due to a number of subjective and objective reasons regarding local environmental protection, e.g., coordination methods with specialized agencies on environmental protection and with other mass organizations; capacity and interest of local authorities; lack of funding etc. Based on an overview study of data sources and field surveys in some localities, the article outlines in rural environmental protection activities and makes some suggestions on directionand solutions to promote the role of women in rural environmental protection activities in the current period.

Keywords: the Women’s Union, environmental protection, rural area

 

PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VÙNG BỜ TỈNH QUẢNG NGÃI

 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ

TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐẶNG THỊ NGỌC, NGUYỄN CAO HUẦN

Tóm tắt: Sự tương tác giữa các yếu tố, quá trình địa lý tự nhiên của các hệ thống lục địa - biển đảo cùng tác động của các hoạt động nhân sinh đã tạo nên tính đa dạng và phân hóa cảnh quan. Việc phân vùng cảnh quan trên cơ sở phân vùng địa lý tổng hợp và kết quả phân loại cảnh quan, có xem xét đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi có tính đa dạng và đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển và tài nguyên vị thế. Dựa trên 5 nguyên tắc và 3 tiêu chí phân vùng, khu vực nghiên cứu được chia thành 8 tiểu vùng cảnh quan (TVCQ): đồi núi Tây Bình Sơn - Tư Nghĩa (I); đồng bằng gò đồi Bình Sơn (II); đồng bằng trung tâm Quảng Ngãi (III); đồi núi Tây Mộ Đức - Đức Phổ (IV); đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ (V); đới sóng vỗ và lan truyền (VI), đới sóng biến dạng (VII); biển đảo Lý Sơn (VIII). Mỗi TVCQ có đặc trưng riêng về tự nhiên và nhân sinh. Phân tích đặc điểm của các TVCQ là cơ sở để định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Từ khóa: cảnh quan, phân vùng cảnh quan, vùng bờ, Quảng Ngãi.

LANDSCAPE ZONING IN THE COASTAL AREA OF QUANG NGAI PROVINCE

 FOR SPATIAL ORIENTING THE RATIONAL USE OF RESOURCES

 AND ENVIRONMENTAL PROTECTION

Abstract: The interaction among such factors as the natural geographic process of the continental - marine, coastal island systems, and the impact of human activities, has created the landscape's diversity and differentiation. Landscape zoning is conducted based on general geographic partition and landscape classification results, taking into consideration usage of resources and environmental protection. The coastal area of Quang Ngai province has characteristics of diversity and specificity in terms of natural conditions and natural resources, especially in marine and positional ones. Based on 5 principles and 3 criterias, the study area is divided into eight landscape sub-regions, namely, the low-mountain west of Binh Son - Tu Nghia (I); the hilly plain of Binh Son (II); the central plain of Quang Ngai (III); the low-mountain west of Mo Duc - Duc Pho (IV); the plain of Mo Duc - Duc Pho (V); the breaking and spreading zone (VI); the deformation wave zone (VII); Ly Son coastal island (VIII). Each landscape sub-region has its natural and human factors. Analyzing the characteristics of landscape sub-regions is the basis for orienting the rational use of the territory in economic development and environmental protection.

Keywords: landscape, landscape zoning, coastal area, Quang Ngai.

 

 

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN - NHÂN SINH CHO
PHÁT TRIỂN CÂY CHANH LEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

 NGUYỄN ĐĂNG HỘI, NGÔ TRUNG DŨNG

Tóm tắt: Dựa vào đặc điểm cấu trúc và thuộc tính cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (CQTN-NS), nhu cầu sinh thái của cây trồng cho phép phân tích, đánh giá được thích nghi của cây trồng theo từng loại, nhóm loại CQTN-NS. Phú Yên là lãnh thổ có sự phân hóa cao của các hợp phần và yếu tố thành tạo CQTN-NS, có tính đa dạng cao với 132 loại. Tích hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái với phân tích đặc điểm tộc người, chiến lược ưu tiên phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa bàn đồi, núi, đã xác định được các không gian ưu tiên phát triển cây chanh leo. Theo đó, diện tích phù hợp cho phát triển cây chanh leo lên đến 77.275,33 ha, tập trung ở địa bàn các huyện miền Tây là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và huyện Tây Hòa ở phía Nam của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nhất là địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số Ê Đê, Ba Na và Chăm.

Từ khóa: cảnh quan tự nhiên - nhân sinh, đánh giá cảnh quan, thích nghi sinh thái, Phú Yên.

ASSESSMENT OF NATURAL-ANTHROPOGENIC LANDSCAPES FOR PASSION FRUIT IN PHU YEN PROVINCE

Abtract: Based on the structure, characteristics, the properties of the natural-anthropogenic landscape and the ecological demands of the plants, it is possible to analyze and evaluate the adaptation of plants according to each kind and kind group of landscape. Phu Yen province is a territory with a high diversity of components and elements forming the natural-anthropogenic landscape, creating a landscape system with high diversity of 132 kinds. Integrating the results of the assessment of ecological adaptation with the analysis of ethnic characteristics, the priority strategy for socio-economic sustainable development in the hilly and mountainous areas has identified the priority areas for development of Passion fruit. The suitable area for development of Passion fruit is up to 77,275,33 ha, concentrated in the western districts of Song Hinh, Son Hoa, Dong Xuan and Tay Hoa districts in the south of Phu Yen province. This is the basis for the formulation of socio-economic development policies associated with rational use of natural resources and environmental protection, especially the residence areas of the Ede, Ba Na and Cham ethnic minorities.

Key words: natural-anthropogenic landscape, landscape assessment, ecological adaptation, Phu Yen.

 

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÀNH PHỐ SƠN LA TRÊN CƠ SỞ QUAN TRẮC VÀ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC DÂN CƯ SUỐI NẶM LA

PHẠM ANH TUÂN, ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG

Tóm tắt: Tại khu vực trung du miền núi phía Bắc, nước đầu nguồn là tài nguyên dễ bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư. Thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) là một trong những đô thị miền núi điển hình có nguy cơ cao về suy giảm chất lượng nước đầu nguồn. Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước tại suối Nặm La, thông qua quan trắc thực địa, đánh giá nguyên nhân từ các dữ liệu điều tra xã hội học. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn nguy cơ ô nhiễm đến từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt do những hạn chế trong việc thu gom chất thải tại địa phương; nguồn gây ô nhiễm đến từ nhóm gỗ chế biến có khối lượng lớn hơn 2 - 4 lần nhóm chất thải nhựa, kim loại và quần áo/vải. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thêm những bằng chứng khẳng định nguy cơ ô nhiễm tại khu vực ven suối Nặm La.

Từ khóa: ô nhiễm nước, quản lí nước, tiếp cận xã hội học, suối Nặm La.

ASSESSMENT OF WATER POLLUTION USING FIELD OBSERVATION AND STAKEHOLDER SURVEY: A CASE STUDY IN NAM LA STREAM, SON LA CITY

Abstract: In the northern mountainous regions, the water quality of the watersheds is vulnerable, especially in densely populated areas due to socio-economic activities. Son La city (the Northeastern province of Vietnam) is a typical mountainous urban area which faces water quality deterioration in the watershed. Our study tests a novel approach to water quality assessment through the integration of field observation and stakeholder survey. The result show that, the sources of water pollution to be identified as waste from construction and daily household activities; field observation data shows the main types of waste in the study areas to be wood waste, where the amount is 2-4 more times than that of plastic waste, fabric waste, and mental waste. The study contributes to a comprehensive and multi-dimensional assessment of water quality, warning risks of pollutions in the Nam La steam.

Keywords: water pollution, water management, stakeholder survey, Nam La stream

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI TẠI TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

TRẦN VIẾT CƯỜNG, ĐOÀN THỊ THÚY LOAN

Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững và thiệt hại thiên tai cấp địa phương (ban hành năm 2013) tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả cho thấy, mức độ phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển tổng hợp ở mức tương đối bền vững; phát triển trên các trụ cột chính (kinh tế, xã hội, môi trường) không cân đối; có sự biến động và mất cân đối giữa các thành phần dẫn đến sự phát triển bền vững chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa ổn định. Đối với thiệt hại thiên tai, chỉ số đơn về mức độ thiệt hại do thiên tai có hệ số tương quan Pearson, r = 0,91 khi so sánh với chỉ số thành phần môi trường, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề và có tác động đáng kể đồng thời làm mất ổn định sự phát triển bền vững của tỉnh Hà Tĩnh. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, ngoài việc có sự hỗ trợ kinh phí từ Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, phát huy nội lực, đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục giảm thiệt hại do thiên tai trong thời gian tới.

Từ khóa: bộ chỉ tiêu đánh giá, phát triển bền vững, thiên tai

ASSESSMENT OF THE LEVEL OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT AND DAMAGE CAUSED BY NATURAL DISASTERS IN HA TINH PROVINCE PERIOD 2010 - 2020

Abstract: This study used a set of indicators for monitoring and evaluating sustainable development at local level, and assessing the impact of natural development (issued in 2013) in Ha Tinh province in the period 2010 - 2020. The evaluation results showed that, the general development indicator was at a relatively sustainable level; development of the main pillars (economic, social, environmental) is not balanced; there are fluctuations and imbalances between components leading to the unstable overall sustainable development of Ha Tinh province. For natural disaster damage, the single index of the extent of damage caused by natural disasters has a Pearson correlation coefficient, r = 0.91 when compared with the index of environmental component, the disaster has caused heavy damage and has a significant and destabilizing impact on the sustainable development of Ha Tinh. In order to minimize damage caused by natural disasters, in addition to having financial support from the Government, Ha Tinh needs to synchronously deploy solutions, focusing on combining structural and non-structural solutions, and step-up prevention, response and remedial work in order to reduce damage caused by natural disasters in the coming time.

Keywords: the evaluation criteria, sustainable development, natural disasters

 

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI

HỆ SINH THÁI VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NINH

LÊ XUÂN THÁI

TRẦN VĂN THỤY, BÙI ANH TÚ

Tóm tắt: Quảng Ninh có bờ biển dài, hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và phong phú như rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, ven biển... đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo các kịch bản BĐKH thế kỷ 21 của tỉnh Quảng Ninh, nhiệt độ - lượng mưa – nước biển dâng đều có xu hướng tăng lên so với thời kỳ cơ sở trên toàn tỉnh (nhiệt độ tăng từ 0,7 ÷ 4,0oC; lượng mưa tăng từ 10 ÷ 30%; nước biển dâng tăng từ 5,4 ÷ 102,0 cm). Điều này sẽ tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái ven biển của tỉnh như số lượng loài, chất lượng loài, thành phần loài và diện tích bãi triều, rừng ngập mặn, rạn san hô giảm đi rõ rệt. Do đó, cần các giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu của tỉnh trong thế kỷ 21.

Từ khóa: biến đổi khí hậu, hệ sinh thái, ven biển, Quảng Ninh

FORECASTING THE IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON THE COASTAL ECOSYSTEM OF QUANG NINH PROVINCE

Abstract: Quang Ninh province has a long coastline and as such, the coastal ecosystem is very diverse with mangroves and coastal areas. These play an extremely important role in responding to climate change. According to the 21st century climate change scenarios produced by Quang Ninh province, the temperature, precipitation and sea level rise all tend to increase compared to the baseline period across the province (temperature increases from 0.7 ÷ 4.0oC; rainfall increased from 10 ÷ 30%; sea level rise from 5.4 ÷ 102.0 cm). This will negatively affect the coastal ecosystems of the province in terms of the number of species; quality of species; species composition and area of ​​tidal flats, and significantly reduction of mangroves and coral reefs. Therefore, there is a need for key solutions to effectively respond to climate change in the province in the 21st century.

Keywords: climate change, ecosystems, coastal, Quang Ninh

 

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI

BẢO TỒN VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH, DƯƠNG THỊ THỦY,

LÊ THỊ THU HƯƠNG, NGUYỄN ĐỨC MINH

Tóm tắt: Trong bối cảnh suy thoái các vùng đất ngập nước, sử dụng khôn khéo đất ngập nước đang là định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo là khu Ramsar biển - đảo đầu tiên của nước ta, với nhiều hệ sinh thái đất ngập nước ven biển có giá trị, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Bài báo được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đất ngập nước VQG Côn Đảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với sự gia tăng ngày càng lớn lượng du khách, tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của VQG Côn Đảo đang phải chịu nhiều áp lực, gây ra những thách thức cho công tác bảo tồn. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra được các giải pháp phát triển du lịch sinh thái, nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái đất ngập nước ven biển VQG Côn Đảo.

Từ khóa: du lịch, bảo tồn, đất ngập nước, VQG Côn Đảo

ASSESSMENT OF THE SITUATION OF ECO-TOURISM WELDLANDS PROTECTION CON DAO NATIONAL PARK

Abstract: In the context of the degradation of wetlands, the importance and use of wetlands is a strategic direction pursued by several countries over the world. Con Dao National Park (Ba Ria - Vung Tau provice) is the first marine protected area in Vietnam.  Having various valuable coastal wetland ecosystems, this area has great potential for tourism development. This paper is conducted with the objective of assessing the current status of ecotourism development associated with wetland conservation of Con Dao National Park. The research results pointed out that with the highly increasing number of tourists, the coastal wetland ecosystem of Con Dao National Park is also under pressure, which creates challenges for conservation. This is an important reason to develop appropriate solutions, not only developing tourism but also effectively protecting the coastal wetlands of Con Dao National Park.

Keywords: tourism, conservation, wetlands, Con Dao National Park

 

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN AN BIÊN (TỈNH KIÊN GIANG) TỪ QUAN ĐIỂM CỦA NHIỀU BÊN LIÊN QUAN

NGUYỄN TRỌNG NHÂN

TRƯƠNG TRÍ THÔNG, HUỲNH VĂN ĐÀ

Tóm tắt: Huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực địa, phân tích và tổng hợp tài liệu; dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Theo đánh giá của nhiều bên liên quan, An Biên có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái; các bên liên quan đề ra nhiều giải pháp, điểm chung là quy hoạch không gian cụ thể cho phát triển du lịch sinh thái, xây dựng chính sách khuyến khích làm du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, doanh nghiệp làm du lịch sinh thái, liên kết phát triển du lịch sinh thái với các địa phương khác, đẩy mạnh xúc tiến và quảng bá du lịch...

Từ khóa: du lịch, du lịch sinh thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

ECOTOURISM DEVELOPMENT IN AN BIEN DISTRICT (KIEN GIANG PROVINCE) FROM THE PERSPECTIVE OF STAKEHOLDERS

Abstract: An Bien district (Kien Giang province) has a large coastal mangrove ecosystem with high biodiversity, suitable for ecotourism development. Research using semi-structured interviews, field observations, analysis and synthesis of documents; data is analyzed using SPSS 20 software. According to many stakeholders, An Bien has potential to develop eco-tourism; The stakeholders proposed many solutions, the common point is the specific spatial planning for ecotourism development, the development of policies to encourage tourism, investment in infrastructure development, attracting the participation of the stakeholders. participation of local people, businesses doing eco-tourism, linking eco-tourism development with other localities, promoting tourism promotion and advertising...

Keywords: tourism, ecotourism, An Bien district, Kien Giang province

 

 

 

CƠ HỘI VIỆC LÀM GẮN VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

TRẦN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THỊ HÒA

Tóm tắt: Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) được xem là giải pháp góp phần tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh; cùng với đó là sự gia tăng các cơ hội việc làm trong các ngành và lĩnh vực khác nhau đáp ứng các mục tiêu phát triển sản lượng điện cho NLTT ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung làm rõ một số vấn đề về cơ hội việc làm gắn với NLTT trên cơ sở tư liệu của các tổ chức trong và ngoài nước; theo đó, để mở rộng các loại hình việc làm và nâng cao khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm mới đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách phát triển mang tính tổng thể, ưu tiên các công cụ khuyến khích đầu tư theo chuỗi giá trị sản phẩm, kết hợp với phát triển nguồn nhân lực có tính chủ động, phù hợp với năng lực của từng ngành và lãnh thổ.

Từ khóa: năng lượng tái tạo, việc làm, năng lượng

OPPORTUNITIES OF EMPLOYMENT LINKED WITH DEVELOPMENT OF RENEWABLE ENERGY IN VIETNAM

Abstract: The development of renewable energy (RE) is considered to be an effective solution which increases the maximum utilization of natural resource, mitigates greenhouse gas emissions towards the green economy and, at the same time, increases job opportunities in different sectors and fields in society which meets the growth goal of electric output for RE in Vietnam. This research focuses on analyzing some contents of the job opportunities associated with RE on the basis of the domestic and international documents, which are to develop the types and variety of jobs and improve access to new job opportunities, Vietnam must develop holistic strategies for industry development using the product value chain, combined with proactive human resource development which is suitable to the capacity of each sector and territory.

Keywords: renewable energy, employment, energy


Các tin cũ hơn.............................