Tạp chí số 3-2021 14/10/2021

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

TRẦN NGỌC NGOẠN

Tóm tắt: Từ sau Đổi mới năm 1986, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, được xác định là một trong ba trụ cột trong tiến trình phát triển nhanh và bền vững của nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp. Đây là dấu mốc quan trọng cho những bước phát triển đất nước những năm tiếp theo, trong đó có công tác bảo vệ môi trường. Nghị quyết Đại hội XIII xác định, bảo vệ môi trường vừa là nội dung vừa là mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hoà với thiên nhiên, lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.

Từ khóa: Đại hội XIII, môi trường, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

IMPLEMENTATION OF ENVIRONMENTAL PROTECTION FOLLOWING THE PARTY'S RESOLUTIONS

Abstract: Since Doi Moi 1986, implementing the policy of industrialization and modernization of the country, environmental protection has always been respected by the Party and Government, identified as one of the three pillars in the progress of economic development for sustainable development of our country. The 13th National Party Congress was a great success. This is an important milestone for the country's development steps in the coming years, including environmental protection. The Resolution of the XIII Congress determined that environmental protection is both a content and a goal of the country's sustainable economic development, contributing to the successful implementation of the Socio-Economic Development Strategy for the 2021-2030 period; environmental protection must follow the motto of behavior in harmony with nature, taking the protection of people's health as the top goal.

Keywords: XIII Congress, environment, environmental protection, sustainable development

 

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ SHAN TUYẾT HÀ GIANG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HỮU CƠ

PHẠM THỊ TRẦM, NGUYỄN THỊ HẰNG

Tóm tắt: Hà Giang có diện tích chè lớn thứ ba cả nước. Đặc biệt, với hơn 90% diện tích là chè Shan tuyết trên những ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ… là điều kiện thuận lợi cho sản xuất, chế biến theo hướng hữu cơ. Với vị thế là cây trồng chủ lực, Hà Giang đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, phát triển và sản xuất chè hữu cơ. Chè Shan tuyết Hà Giang đã có những kết quả đáng khích lệ, đã xuất khẩu tới các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển chè Shan tuyết Hà Giang vẫn còn những hạn chế về năng suất, sự liên kết trong sản xuất, sản phẩm chưa phong phú, nhiều người tiêu dùng trong nước chưa biết hết được giá trị của giống chè quý hiếm này... Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của phát triển chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ tại Hà Giang, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây chè nói chung, chè hữu cơ nói riêng.

Từ khóa: chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, sản xuất hữu cơ, Hà Giang

CONSERVATION AND DEVELOPMENT THE SHAN TUYET TEA TOWARDS ORGANIC PRODUCTION IN HA GIANG PROVICE

Abstract: Ha Giang province has the total area of tea ranking third in Vietnam. Especially, more than 90% of Shan Tuyet tea area growing on high mountainous regions covered by clouds all year has been suitable for the production and processing of organic tea. As a local staple crop, the province also had many activities to support, develop and produce organic tea. Therefore, Shan Tuyet tea had satisfactory results, exported to international markets. However, the conservation and development of Ha Giang’s Shan Tuyet tea still has limitations in terms of productivity, linkage in production, poor products, unknown to domestic consumers... On the basis of analysis advantages, difficulties, opportunities and challenges of organic tea development in Ha Giang, the article has proposed some solutions to sustainable development of tea in general and organic tea in particular

Keywords: Shan Tuyet tea, organic tea, organic production, Ha Giang.

 

VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

TRẦN NGỌC NGOẠN,

NGUYỄN THỊ HUYỀN THU

Tóm tắt: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và toàn xã hội, trong đó có các tổ chức chính trị - xã hội. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, các tổ chức chính trị - xã hội đã và đang phát huy vai trò tích cực trong bảo vệ môi trường tại địa phương, thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân; tham gia đóng góp quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động nguồn lực; giám sát, đánh giá việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong bảo vệ môi trường vẫn còn một số hạn chế, liên quan đến năng lực quản lý của các cán bộ hội, cơ chế, chính sách huy động sự tham gia, nhận thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường.

Từ khóa: tổ chức chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường, Vĩnh Phúc.

ROLE OF POLITICAL - SOCIAL ORGANIZATIONS IN ENVIRONMENTAL PROTECTION IN VINH PHUC PROVINCE

Abstract: Environmental protection is a responsibility, a right and an obligation of all citizens as well as the whole society, including socio - political organizations. In Vinh Phuc province, socio-political organizations have been promoting their active role in environmental protection in the locality, through propaganda and mobilization activities; contributing ideas to the planning and construction of infrastructure; resource mobilization; monitoring and evaluating the implementation of environmental protection contents. However, the participation of socio-political organizations in environmental protection still has some limitations, related to the management capacity of union officials, mechanisms and policies to mobilize participation, public awareness on environmental protection issues.

Keywords: socio-political organization, environmental protection, Vinh Phuc.

 

GIS TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

LÊ THU QUỲNH, NGUYỄN XUÂN HÒA,

 ĐẶNG THÀNH TRUNG

Tóm tắt: Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong quản lý môi trường, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là công cụ đắc lực hỗ trợ các hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; giúp tối ưu hóa lộ trình thu gom và vận chuyển hiệu quả và tiết kiệm; giúp lựa chọn vị trí xây dựng các bãi chôn lấp, nhà máy xử lý chất thải rắn để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Bài báo giới thiệu những kinh nghiệm thực tế và khả năng ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.

Từ khóa: ứng dụng GIS, chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn sinh hoạt

EXPERIENCE GIS APPLICATION IN SOLID WASTE MANAGEMENT

Abstract: Geographic information systems (GIS) have been widely applied in many fields of environmental management, including domestic solid waste management. This is a special tool to support solid waste managers in managing the collection and transportation of domestic solid waste; outline an efficient and economical route for collection and transportation; select locations of landfills or solid waste treatment plants to minimize negative impacts. The article summarizes the experience of applying GIS in the world and in Vietnam give an overview of the effectiveness of the domestic solid waste management system when applying GIS.

Keywords: applying GIS, domestic solid waste, domestic solid waste management.

 

NHẬN THỨC VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CỦA NGƯỜI DÂN LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HÒA, ĐINH THỊ LAM

Tóm tắt: Ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường nổi cộm của Hà Nội hiện nay, trong đó có môi trường không khí tại các làng nghề. Trong bối cảnh đó, nhận thức của người dân làng nghề về ô nhiễm không khí là chủ đề quan trọng cần được tìm hiểu, nghiên cứu. Bài báo đề cập đến thực trạng nhận thức của người dân một số làng nghề huyện Hoài Đức (Hà Nội) về vấn đề ô nhiễm không khí. Kết quả cho thấy, đa số người dân làng nghề đã nhận thức được thế nào là ô nhiễm không khí, nguyên nhân, tác động của ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, phần lớn những người làm nghề lại chưa nhận thức đúng về mức độ ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Bài viết cũng phân tích một số khó khăn, thách thức đặt ra cho quá trình xử lý chất thải sau sản xuất và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho người dân địa phương.

Từ khóa: nhận thức, ô nhiễm không khí, làng nghề, Hoài Đức, Hà Nội

PEOPLE’S PERCEPTION TO AIR POLLUTION IN CRAFT VILLAGES OF HOAI DUC DISTRICT, HANOI CITY

Abstract: Air pollution is a prominent environmental problem in Hanoi at the moment, including the air environment in craft villages. In that context, the awareness of craft villagers about air pollution is an important topic that needs to be studied and researched. The article highlights the reality of people's awareness in some craft villages in Hoai Duc district (Hanoi) about air pollution.  The results showed that the majority of craft villagers were aware of what air pollution is, its causes and effects. However, most of the people doing the craft are not properly aware of the impact of craft village activities on the environment, especially the air environment. The article also analyzes some difficulties and challenges for the post-production waste treatment process and makes some recommendations to raise awareness and awareness of environmental protection for local people.

Keywords: perception, air pollution, craft village, Hoai Duc, Hanoi

 

SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ASEAN

LÊ HỒNG NGỌC

Tóm tắt: Bài báo phân tích sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN giai đoạn 1995 - 2019, từ đó nhận diện khả năng hội nhập và cạnh tranh trong khu vực. Kết quả cho thấy, ngành du lịch Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động tham gia vào nhiều cam kết, có nhiều nỗ lực hợp tác và phát triển, nhờ đó khẳng định được vị thế trong khu vực. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường và hội nhập cũng đem lại cho ngành du lịch Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức trong việc cạnh tranh và giữ vững vị trí trong khu vực. Bài báo đưa ra một số gợi mở nhằm tranh thủ các cơ hội hội nhập giúp ngành du lịch Việt Nam vượt qua thách thức cạnh tranh để có thể tham gia sâu rộng hơn vào sân chơi khu vực ASEAN.

Từ khóa: du lịch, Việt Nam, ASEAN

PARTICIPATION OF VIETNAMESE TOURISM INDUSTRY IN THE ASEAN

Abstract: This article analyzed the participation of Vietnam's tourism industry in the ASEAN region during 1995 - 2019 in order to identify the integration and competition status of Vietnamese tourism in the region. The results showed that, Vietnamese tourism industry has been proactively participated in commitments to open and integrate on regional scale as well as presented efforts to cooperate and develop, then affirm its position in the region. However, market opening and integration have brought not only opportunities but also challenges for Vietnam's tourism in competing and maintaining its position on the regional market. This article also proposed some recommendations to take advantage of integration opportunity to overcome competition challenge for Vietnamese tourism industry with the aim at wider and deeper participation into the ASEAN.

Keywords: tourism, Vietnam, ASEAN

 

SỬ DỤNG PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ VÀ GIS NHẬN DIỆN TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

LÊ VĂN HÀ

Tóm tắt: Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động nông nghiệp với phát triển du lịch. Đánh giá tiềm năng du lịch là một bước quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch nông nghiệp. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết hợp đồng thời 2 công cụ nghiên cứu trong đánh giá tiềm năng du lịch (phân tích đa tiêu chí và GIS), từ đó nhận diện các vùng tiềm năng cho phát triển du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn. Bài báo cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển du lịch nông nghiệp như quy hoạch vùng ưu tiên, đa dạng hóa các hoạt động của trang trại, các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ… ở các vùng tiềm năng thấp của huyện Sóc Sơn.

Từ khóa: Du lịch nông nghiệp, tiềm năng, MCDA-GIS.

USING MULTI-CRITICAL ANALYSIS AND GIS TO IDENTIFY THE POTENTIAL AGRICULTURAL TOURISM DISTRICT SOC SON, HANOI

Abstract: Agricultural tourism is a type of tourism that combines agricultural activities with tourism development. Assessing the agritourism potential is an indispensable first step in the policy-making process of agritourism development. This article is based on the combination of two research tools in tourism potential assessment (multi-criteria analysis and GIS), thereby identifying potential areas for agricultural tourism development in Soc Son district. The article also proposes some recommendations to develop agro-tourism such as priority area planning, diversification of farm activities, solutions for infrastructure investment, services, etc in low potential area of Soc Son district.

Keywords: Agritourism, Potential assessment, MCDA-GIS.

 

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở CỒN SƠN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRỊNH CHÍ THÂM, TRẦN THỊ MỸ ĐỨC

Tóm tắt: Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) có xu hướng ngày càng phát triển, trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra thực hiện. Với việc sử dụng các phương pháp chủ yếu là khảo sát thực địa, phỏng vấn khách du lịch và người dân làm DLSTCĐ, bài báo đã đánh giá thực trạng phát triển tại Cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy, Cồn Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển DLSTCĐ, số lượt khách đến Cồn Sơn tăng hơn 10 lần, doanh thu du lịch tăng hơn 11,6 lần từ 2016 - 2019. Tuy nhiên, DLSTCĐ Cồn Sơn bị cản trở bởi nhiều yếu tố như nguồn nhân lực còn hạn chế, người dân làm du lịch một cách tự phát, chính sách quảng bá du lịch chưa hiệu quả, hạ tầng chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển du lịch, việc liên kết trong phát triển du lịch còn yếu, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch còn thiếu và sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn.

Từ khóa: Cồn Sơn, du lịch sinh thái cộng đồng, thành phố Cần Thơ

CURRENT SITUATION OF COMMUNITY-BASED ECOTOURISM DEVELOPMENT IN CON SON, CAN THO CITY

Abstract: Community-based ecotourism (CBET) is developing, in which mainly local people stand out. In this article, the method used is mainly field surveys, interviews with tourists and people to assess the current status of CBET in Con Son, Can Tho city. The results show that Con Son has a lot of potential to develop CBET. The number of visitors to Con Son increased more than 10 times, tourism revenue increased more than 11,6 times from 2016 - 2019. However, CBET in Con Son was hindered, due to many factors such as limited human resources, people doing tourism spontaneously, ineffective tourism promotion policies, infrastructure that has not well met the needs of tourism development, linkages in tourism, tourism development is still weak, tourism promotion and promotion is still lacking and tourism products are not attractive.

Key words: Con Son, community eco-tourism, Can Tho city

 

NHU CẦU CỦA DU KHÁCH VỀ DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

HUỲNH VĂN ĐÀ, TRẦN THÁI DI

Tóm tắt: Du lịch trải nghiệm đem đến cho du khách nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần, ngày càng thu hút nhiều du khách tham gia. Đối với huyện Phong Điền, việc phát triển du lịch trải nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm khai thác tối đa hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên, xã hội của địa phương. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với 100 khách du lịch đến Phong Điền. Kết quả cho thấy, việc tham gia du lịch trải nghiệm của du khách ở địa phương là hết sức thường xuyên. Các hoạt động du lịch trải nghiệm ở Phong Điền cũng hết sức đa dạng; các nguồn thông tin để du khách biết đến du lịch trải nghiệm phong phú và phù hợp với xu thế chung. Nhu cầu về du lịch trải nghiệm của khách đa dạng bao gồm cả nhu cầu về hoạt động, thời gian và lợi ích. Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, bài báo đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch trải nghiệm tại huyện Phong Điền.

Từ khóa: Du lịch trải nghiệm, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

AN ANALYSIS OF TOURIST DEMAND ON EXPERIENCE TOURISM IN PHONG DIEN DISTRICT, CAN THO CITY

Abstract: Experiential tourism brings visitors many health and mental benefits, more tourists prefer to participate in experience tourism. For Phong Dien district, the development of experiential tourism is very important to exploit the natural and social strengths of the locality. This study employed questionnaire survey method with 100 tourists to Phong Dien. The results show that, the participation of local tourists in experiential tourism is very frequent. Experiential tourism activities in Phong Dien are also diverse; the sources of information for tourists to know about tourism are rich and suitable for the general trend. Experiential tourism needs of tourists are varieties, including needs for activities, time and benefits. The article also proposes solutions to develop experiential tourism in Phong Dien district.

Keywords: experience tourism, Phong Dien District, Can Tho City

 

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ

Tóm tắt: Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến hoạt động du lịch bị ảnh hưởng đáng kể. Bài báo nhằm đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến du lịch, sinh kế và cách ứng phó của người dân huyện Đà Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng khách du lịch đến Đà Bắc giảm gần 67%, doanh thu du lịch giảm 56%, các nguồn sinh kế khác cũng bị sụt giảm thu nhập từ 30-52% so với trước đại dịch. Để ứng phó trước tác động của đại dịch, 37,5% hộ gia đình chọn thay đổi sang các sinh kế khác, 62,5% lựa chọn tiếp tục duy trì hoạt động du lịch bằng cách giảm thiểu chi phí, tìm kiếm nguồn khách nội địa, tranh thủ thời gian dịch bệnh để tu sửa cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực du lịch.

Từ kết quả nghiên cứu, bài báo đề xuất một số giải pháp để phục hồi và phát triển sinh kế.

Từ khóa: Covid-19, du lịch, sinh kế, Đà Bắc.

IMPACT OF THE COVID-19 EPIDEMIC ON TOURISM AND LOCAL LIVELIHOODS IN MOUNTAINOUS AREAS: A CASE STUDY OF DA BAC DISTRICT, HOA BINH PROVINCE

Abstract: Da Bac is a mountainous district of Hoa Binh province, has a lot of potential for tourism development. However, due to the Covid-19 epidemic, local livelihoods in general and tourism in particular have been significantly affected. This study aims to assess the impact of the Covid-19 on tourism and local livelihoods, as well as how local people respond to the Covid-19 in Da Bac district. Research results show that compared to before Covid-19, the number of tourists to Da Bac decreased by nearly 67%, tourism revenue decreased by 56%. Other income sources reduced 30-52%. To cope with the pandemic, 37,5% of households changed to other livelihoods, 62,5% continued to maintain tourism activities by reducing costs, finding domestic tourists, repairing facilities and improving tourism skills. From the research results, the study proposes some solutions to minimize the damage caused by the Covid-19 epidemic.
Keywords: Covid-19, tourism, livelihood, Da Bac.


Các tin cũ hơn.............................