Tạp chí số 1-2021 10/05/2021

Bài 1:

TÀI NGUYÊN VỊ THẾ KHU VỰC CỬA SÔNG: TƯ DUY MỚI TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN BỀN VỮNG

NGUYỄN SONG TÙNG, ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG

Tóm tắt: Tài nguyên vị thế ngày càng được coi là dạng tài nguyên đặc biệt, có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Với 114 khu vực cửa sông, lạch phân bố dọc theo lãnh thổ, nguồn tài nguyên vị thế khu vực cửa sông Việt Nam có giá trị và tiềm năng to lớn. Vì thế, việc định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên vị thế khu vực cửa sông là một hướng tiếp cận mới, một tư duy mới về khai thác tài nguyên bền vững.

Từ khóa:Tài nguyên vị thế, khu vực cửa sông, khai thác tài nguyên bền vững

 

POSITION-RESOURCE IN THE RIVER AREA: NEW THINKING IN EXPLOITING SUSTAINABLE RESOURCES

Abstract: Position-resource is increasingly considered as a special resource, having great importance in economic development and ensuring national security. With 114 coastal estuaries, located along the territory, the position-resources of Viet Nam have great potential value for development. The orientation of position-resource exploitation in the estuary areas therefore is a new approach and a new thinking about sustainable resource exploitation.

Key words: Position-resource, the estuary area, sustainable resource exploitation.

 

Bài 2:

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MIẾN DONG RIỀNG TỈNH BẮC KẠN

NGUYỄN HIỆU, NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG,NGUYỄN ĐỨC THÀNH,

LƯU THẾ ANH, ĐỖ NHẬT HUỲNH, PHẠM VIỆT HÙNG, BÙI HÀ LY

Tóm tắt: Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp, là thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương sản xuất ra sản phẩm đó. Việc bảo hộ và khai thác giá trị của CDĐL đối với nông sản của Việt Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay khi hội nhập kinh tế quốc tế.Nghiên cứu này nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ xây dựng CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn. Bằng các phương pháp phân tích định tính, định lượng kết hợp sử dụng các kỹ thuật xử lý thống kê và so sánh, tính toán tần suất và kiểm định sự sai khác giữa các đặc trưng đã chỉ ra được những đặc thù hình thái và chất lượng củ dong riềng nguyên liệu, đặc thù chất lượng miến dong riềng của tỉnh Bắc Kạn khác biệt so với các vùng địa lý so sánh khác. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có độ tin cậy để xây dựng CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn, góp phần quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm và nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang CDĐL trên thị trường.

Từ khóa:Chỉ dẫn địa lý, củ dong riềng, miến dong riềng, Bắc Kạn

 

SCIENTIFIC BASIS OF GEOGRAPHICAL INDICATION FOR CANNA VERMICELLI

 PRODUCT OF BAC KAN PROVINCE

Abstract: Geographical indication (GI) is one of the industrial property objects, which consists of information about the geographical origin of a product from the country, territory or locality where it was produced. The protection and exploitation of the value of GI for Vietnam's agricultural products is anurgent requirement whe and integrating into the international economy and competing in the global mảkets. This study aims to establish a scientific basis for building GIs for products of canna vermicelli in Bắc Kạn province. By using qualitative and quantitative analysis, combining statistical processing and comparison techniques and calculating frequency and verifying differences between features, the study has shown morphological features and the quality of raw material of canna, and in particular, the quality of canna vermicelli in Bắc Kạn province is different from other comparative geographical regions. The research results have provided reliable scientific data to build GIs for canna vermicelli products in Bắc Kạn province, enabling strict management of production process, quality assurance, and brand development, promotion of products and improvement to the value and competitiveness of products carrying GIs on the market.

Keywords: Geographical indication, canna, canna vermicelli, Bac Kan

 

Bài 3:

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH NAM ĐỊNH

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

BÙI THỊ VÂN ANH

Tóm tắt: Nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Nam Định trong những năm gần đây được khẳng định là nghề sản xuất thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh hằng năm góp phần làm cho nền kinh tế toàn tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nam Định đang phải đối mặt với một số vấn đề thách thức và khó khăn như: vấn đề quản lý quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nguồn giống thủy sản (giống tôm) còn thiếu và chưa được kiểm soát chất lượng, vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản… Những tồn tại này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự phát triển bền vững của nghề.Trong thời gian tới để nghề nuôi trổng thủy sản của tỉnh Nam Định phát triển ổn định cần phải có những giải pháp giải quyết triệt để những tồn tại nêu trên.

Từ khóa: Nuôi trổng thủy sản, Nam Định.

 

THE CURRENT STATUS AND DEVELOPMENT SOLUTIONS OF FISHERIES IN NAM ĐỊNH PROVINCE WITH TENDENCY OF SUSTAINABILITY

Abstract: In recent years, aquaculture in Nam Định province has been confirmed as a highly productive profession with high socio-economic efficiency, contributing to job creation and increased income for the people. The output of aquaculture increases every year, contributing to the development of the whole province's economy. However, at present, aquaculture in Nam Định province is facing a number of challenges and difficulties such as: management and planning of agricultural production land and aquaculture; The source of aquatic breeds (shrimp breeds) is insufficient and has not been of high enough quality and there are environmental pollution problems related to aquaculture ... These shortcomings affect productivity, quality, efficiency and sustainable development. In future, for the stable development of the aquaculture industry of Nam Định province, it is necessary to have systems to thoroughly deal with the above shortcomings.

Keywords: Aquaculture, Nam Định.

 

Bài 4:

MÔ HÌNH BẢO TÀNG SINH THÁI CỘNG ĐỒNG MƯỜNG – GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÙNG LÒNG HỒ HÒA BÌNH

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG,

 NGUYỄN DUY THIỆU

Tóm tắt: Cộng đồng người Mường ở khu vực lòng hồ Hòa Bình đã tạo nên một nền văn hóa có bản sắc rõ nét với các đặc trưng cơ bản của nếp sống văn hóa. Trong những năm gần đây, loại hình bảo tàng sinh thái đang hình thành và phát triển mạnh gắn giữa bảo tồn và phát triển. Bài báo đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học và điều tra xã hội học để xây dựng mô hình Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường cho khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Đây là một mô hình bảo tàng mới về quan niệm, hình thức và nội dung tổ chức trưng bày cũng như các phương thức hoạt động. Mô hình bảo tàng được thiết kế đặt tại bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với đầy đủ các hợp phần: tổ chức quản lý, sản phẩm du lịch và tổ chức triển khai mô hình. Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường sẽ tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, vừa hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở khu vực hồ Hòa Bình.

Từ khóa: Bảo tàng sinh thái, Dân tộc Mường, Du lịch cộng đồng, hồ Hòa Bình.

 

MODEL OF ECOMUSEUM OF MƯỜNG ETHNIC – A SOLUTION FOR COMMUNITY TOURISM DEVELOPMENT WITH PRESERVATION  AND PROMOTION OF ETHNIC CULTURE IN HÒA BÌNH RESERVOIR AREA

Abstract: The paper used ethnographic fieldwork and sociological investigation to build a model Mường Community Ecology Museum for Hòa Bình hydropower reservoir area.  The Mường community in the Hòa Bình lake bed area has developed a culture with a clear identity and underlying basic cultural features. In recent years, this type of ecological museum has formed and developed strongly linked conservation and development strategies. This is a new museum model in terms of the concept, form and content of the exhibition as well as modes of operation. The museum model is designed in Ngoi village, Ngoi Hoa commune, Tan Lac district, Hòa Bình province, along with all the components: management organization, tourism products and implementation of the model. The Muong community ecological museum will create a unique tourism product, both supporting the development of community tourism and contributing to preserving and promoting the traditional cultural values ​​of the Muong people in the Hòa Bình lake area.

Keywords: Ecological Museum, Muong Ethnic, Community based tourism, Hòa Bình lake.

 

Bài 5:

KHAI THÁC DI SẢN ĐỊA CHẤT HỆ THỐNG HANG ĐỘNG NÚI LỬA KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

PHẠM THỊ TRẦM

Tóm tắt: Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô là phần độc đáo nhất của công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông với khoảng 50 hang động. Tại nhiều hang động núi lửa, các nhà khoa học đã ghi nhận, khám phá nhiều giá trị về di sản địa chất, đa dạng sinh học và dấu tích hoạt động của người tiền sử. Khai thác giá trị của hệ thống hang động Krông Nô cho phát triển du lịch sẽ đồng thời đạt được hai mục đích, vừa phát triển kinh tế nâng cao thu nhập người dân, vừa bảo tồn được các di sản tự nhiên và văn hóa. Trên cơ sở phân tích các giá trị di sản địa chất và một số điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hang động núi lửa, bài báo đã gợi ý một số giải pháp: quy hoạch hệ thống hang động núi lửa và tài nguyên du lịch khác; đa dạng hóa, phát triển các loại hình du lịch theo đặc điểm tính chất của từng loại hang; hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác tài nguyên di sản địa chất cho phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch.

Từ khóa: hang động núi lửa, di sản địa chất, công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, Krông Nô

 

EXPLOITATION OF GEOLOGICAL HERITAGE OF KRÔNG NÔ ​​ VOLCANIC CAVE SYSTEM IN DAKNONG PROVINCE FOR TOURISM DEVELOPMENT

Abstract: The Krông Nô volcanic cave system is a unique part of the UNESCO Global Đak Nông Geo-park with about 50 caves. In many volcanic caves, scientists have recorded and discovered biodiversity and prehistoric archaeological remnants of considerable geo-heritage value.  Exploiting the value of the Krông Nô volcanic cave system for tourism development will simultaneously achieve improvement in economic development and preservation of natural and cultural heritages. Based on the analysis of geo-heritage values and some facilities to promote tourism development, the article suggested a number of solutions to expand tourism within the volcanic caves such as planning the cave system and improving tourism resources; diversifying and developing some different types of tourism according to the characteristics of each cave type; completing infrastructure for exploitation of geo-heritage resources; and human resource training for tourism development.

Keywords: volcanic cave, geo-heritage, Dak Nông Global Geopark, Krông Nô

 

Bài 6:

PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH VIỆC LÀM GẮN VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

TRẦN THỊ TUYẾT,

 HÀ HUY NGỌC, PHẠM MẠNH HÀ

Tóm tắt:Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và giải quyết các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu; đem lại những cơ hội mới cho các ngành, lĩnh vực khác trong xã hội; trong đó, tạo việc làm được xem là khía cạnh quan trọng được nhiều quốc gia quan tâm; tuy nhiên, các nghiên cứu dự báo liên quan vẫn còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào phân tích một số phương thức xác định việc làm gắn với phát triển NLTT đang được sử dụng tại một số quốc gia và tổ chức quốc tế; theo đó, tùy thuộc vào từng bối cảnh lãnh thổ cụ thể sẽ ưu tiên lựa chọn phương thức đo lường phù hợp để xác định việc làm trực tiếp, gián tiếp, phái sinh. Kết quả dự báo mang tính khách quan, kịp thời sẽ là cơ sở khoa học cần thiết cho các chiến lược phát triển lãnh thổ và ngành.

Từ khóa:Việc làm, năng lượng, năng lượng tái tạo

 

METHODOLOGY OF DETERMINING JOBS WITH RENEWABLE ENERGY DEVELOPMENT

Abstract: Renewable energy (RE) development is an effective solution to ensure national energy security and solve global-wide environment and climate change; bringing new opportunities to other areas of society and job creation which is considered an important aspect by many countries, however, the related prediction studies are still limited. Therefore, this study focuses on analyzing some methods of measuring jobs associated with RE development that are being used in a number of countries and international organizations; accordingly, depending on the specific territorial context, priority will be given to choosing the appropriate measurement method to determine direct, indirect, indirect and derivative jobs. The timely and objective forecasting results will be the necessary scientific basis for territorial and industry development strategies.

Keywords: Employment, energy, renewable energy

 

Bài 7:

XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG CỦA CÁC TIỂU VÙNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ

CAO MINH QUÝ,

 NGÔ QUANG DỰ*, NGUYỄN VĂN HỒNG

Tóm tắt: Dựa trên kết quả phân vùng chức nănglãnh thổ tỉnh Phú Thọ (được phân chia thành 2 vùng với 10 tiểu vùng), nghiên cứu đã phân tích những đặc trưng cơ bản của các tiểu vùng và đã xác định, đánh giá các chức năng kinh tế, sinh thái và xã hội của mỗi tiểu vùng dựa trên hệ thống phân loại chức năng sinh thái theo Niemann(1977). Kết quả này là cơ sở khoa học nhằm đề xuất bộ khung lãnh thổ tỉnh Phú Thọ gồm 8 không gian ưu tiên phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường theo định hướng phát triển bền vững.

Từ khóa: Phân vùng chức năng, chức năng sinh thái, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, Phú Thọ.

 

DETERMINATION OF FUNCTIONS OF SUB-REGIONS FOR NATURAL RESOURCE AND ENVIRONMENTAL MANAGEMENT OF PHU THO PROVINCE

Abstract: Based on the result of functional zoning of Phú Thọ province territory, which is divided into 2 regions with 10 sub-regions, the study analyzed the basic characteristics of the sub-regions, identified and evaluated the economic, ecological and social functions of each sub-region by using Niemann’s ecological functional classification system (1977). The result of this research provides a scientific basis to propose the territorial framework of Phú Thọ province, including 8 priority spaces for development, appropriate use of natural resources and environment in the direction of sustainable development.

Keywords: Functional zoning, ecological function, economic function, social function, Phú Thọ.

 

Bài 8:

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂNHUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP,

 NGUYỄN THỊ THU HÀ

Tóm tắt:Với hệ sinh thái đa dạng đã đưa vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Rừng ngập mặn Kim Sơn còn có vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro do thiên tai, cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn Kim Sơn chịu nhiều tác động của phát triển kinh tế - xã hội như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường ven biển... Để công tác bảo vệ rừng ngập mặn hiệu quả đòi hỏi có sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của mất rừng và suy thoái rừng; cần nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên; tăng cường năng lực thực thi công tác quản lý rừng ngập mặn; quản lý chặt chẽ các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Từ khóa: rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, dịch vụ hệ sinh thái, Kim Sơn - Ninh Bình

 

THE CURRENT CONDITIONS OF MANAGEMENT AND USE OF MANGROVE FORESTS

IN KIM SƠN DISTRICT, NINH BÌNH PROVINCE

Abstract: With its diverse ecosystems, the Kim Sơn coastal area has become an important area forming the buffer zone and the transition zone of the world biosphere reserve of interprovincial coastal wetlands in the Red River Delta. Kim Sơn mangrove forest also plays an important role in reducing risks caused by natural disasters, and improving livelihoods for local communities. However, the Kim Sơn coastal mangrove forest suffers from many adverse impacts of socio-economic development. In management, there are still a number of limitations such as the planning of land use as well as natural resources for the Kim Son coastal area... Effective mangrove protection requires change policy on land use planning to address the root causes of deforestation and forest degradation, the need to raise awareness and community participation in resource protection; to build capacity for mangrove management practices and strict management of environment issues in aquaculture activities.

Keywords: mangrove forest, biodiversity, climate change, ecosystem services, Kim Sơn - Ninh Bình

 

Bài 9:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở HUYỆN KIÊN HẢI,TỈNH KIÊN GIANG

NGUYỄN TRỌNG NHÂN

HUỲNH VĂN ĐÀ, PHAN VIỆT ĐUA

 

Tóm tắt: Kiên Hải là đơn vị hành chính cấp huyện ở tỉnh Kiên Giang, nằm trên vùng biển Tây Nam của Việt Nam, với diện tích 24,61 km2 và dân số 17.591 người (2019). Địa hình đa dạng và tương phản cao, phong cảnh hoang sơ, nhiều bãi biển thoải và được bao phủ bởi cát trắng, nước biển trong xanh, khí hậu trong lành và ấm áp quanh năm, văn hóa bản địa đa dạng, người dân thân thiện và mến khách là những nguồn lực quan trọng để địa phương phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch biển đảo theo hướng có trách nhiệm. Để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát thực địa và tham khảo tài liệu thứ cấp đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, còn một số tồn tại trong phát triển du lịch có trách nhiệm ở địa bàn nghiên cứu trên phương diện phát triển sản phẩm du lịch, quản lý hành vi của du khách, hoạt động cung cấp thông tin cho du khách, việc đảm bảo quyền lợi và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên lao động, quản lý giá cả dịch vụ, thu gom và xử lý chất thải, an toàn trong tham gia giao thông, sử dụng nước ngọt trong du lịch.

Từ khóa: du lịch, du lịch có trách nhiệm, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

 

THE CURRENT SITUATION OF RESPONSIBLE TOURISM DEVELOPMENT

IN KIEN HAI DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE

This paper is the product of a scientific research project at Cần Thơ University (Code: T2020-32)

Abstract: Kiên Hải is a district-level administrative unit in Kien Giang province, located on the southwest coast of Việt Nam, with an area of 24.61 km2 and a population of 17,591 people (2019). High-contrast and diverse terrain, unspoiled scenery, many gentle beaches covered with white sand, clear blue sea water, clean and warm climate all year round, diverse indigenous cultures, friendly and hospitable people are all important resources for the locality to develop many types of tourism, especially ecotourism and island tourism in responsible and sustainable direction. To analyze and evaluate the current situation of responsible tourism development in Kiên Hải district, methods including surveys by questionnaire, field trips and secondary documentary reference were used. The research results show that there are still some shortcomings in developing responsible tourism in the study area in terms of tourism product development, visitor behavior management, activities to provide information to tourists, benefit measurement and career development for employees, service price management, waste collection and treatment, safety in traffic and fresh water use in tourism.

Keywords: tourism, responsible tourism, Kiên Hải district, Kiên Giang province

 

Bài 10:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH TÂY BẮC

NGUYỄN XUÂN HÒA

Tóm tắt:Các tỉnh Tây Bắc rất giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch cả về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Tuy nhiên, các dạng tài nguyên này vẫn nằm ở dạng tiềm năng do điều kiện giao thông gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của khu vực như hạ tầng ngành cấp điện, nước, vệ sinh môi trường, cơ sở lưu trú... còn nhiều yếu kém. Trong đó, hệ thống giao thông được ví như huyết mạch kết nối các điểm du lịch của vùng hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để có thể khai thác phát triển ngành du lịch các tỉnh Tây Bắc nhằm xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của vùng trước hết cần phải có sự đầu tư lớn về hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ để du khách có thể dễ dàng tiếp cận được các khu, điểm du lịch của địa phương.

Từ khóa: Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, du lịch, Tây Bắc

 

ASSESSMENT OF THE CURRENT TECHNICAL INFRASTRUCTURE FOR TOURISM DEVELOPMENT IN NORTHWESTERN PROVINCES

Abstract: The Northwest provinces are rich in tourism potential, including natural tourism and humanitarian tourism. However, these types of resources are still undeveloped due to difficult conditions of transport, infrastructure, technical facilities as well as poor supply of electricity, water, poor hygiene, environment and accommodation. The transport system considered as the lifeline to connect the tourist attractions of the region is still undeveloped at present. Therefore, in order to exploit the development of the tourism industry in the Northwestern provinces to eliminate hunger, reduce poverty, preserve and promote the cultural and historical values of the region, first of all, it is necessary to have a large investment in the transport system by road, air and water so that tourists can easily access the local tourist sites and spots.

Keywords: Infrastructure, technical materials, tourism, Northwest

 

 


Các tin cũ hơn.............................