Tạp chí số 2 -2020 12/08/2020

Bài 1

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN VÀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP

TRƯƠNG QUANG HẢI

Tóm tắt: Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã phát huy tốt lợi thế trong phát triển du lịch biển. 28 tỉnh/thành phố ven biển Việt Nam đã trở thành điểm đến thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch biển đã góp phần quan trọng khẳng định vị trí hàng đầu trong kinh tế biển. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, du lịch khu vực ven biển và biển đảo vẫn còn những hạn chế về: thời gian lưu trú và tính mùa vụ, quản lý quy hoạch, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là sự suy thoái tài nguyên và môi trường ở nhiều khu du lịch. Dựa trên sự kết hợp sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp tài liệu, khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu; bài viết đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất một số giải pháp tổng thể phát triển bền vững du lịch khu vực ven biển và biển, đảo Việt Nam.

Từ khóa: du lịch bền vững, khu vực ven biển và biển đảo, giải pháp.

SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN COASTAL AREAS, SEA AND ISLANDS OF VIETNAM: ACHIEVEMENTS, LIMITATIONS AND SOLUTIONS

Abstract: Over the past years, Vietnam has well deployed its advantages in a marine tourism development. 28 coastal provinces/cities of Vietnam have become attractive destinations for a large number of domestic and foreign tourists. The marine tourism has made an important contribution to affirming its leading position in the marine economy. Along with the achievements, the tourism in coastal areas, sea and islands has still been with limitations on a length of stay, seasonality, planning management, human resources, tourism technical facilities and especially the depletion of resources and environment in many tourist areas. With the employment of multiple methods including document accumulation and analysis, field surveys and in-depth interviews, the article assesses on achievements, limitations and proposes some overall solutions for the sustainable tourism development in the coastal areas, sea and islands of Vietnam.

Keywords: Sustainable tourism; coastal areas, sea and islands; solutions.

 

Bài 2

PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ Ở BẾN TRE

            NGUYỄN THỊ HÒA, TRẦN NGỌC NGOẠN

Tóm tắt: Phương thức ứng xử của cộng đồng trong bảo vệ môi trường chính là cách thức người dân đối xử với môi trường nơi họ sinh sống. Phương thức ứng xử của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề được thể hiện qua ý thức, hành vi bảo vệ môi trường của người dân làng nghề. Hành vi bảo vệ môi trường của người dân làng nghề Bến Tre trong bài viết thể hiện qua phản ứng của người dân khi nhìn thấy việc xả thải bừa bãi và việc đánh giá những hành vi bảo vệ môi trường được các hộ gia đình thực hiện thường xuyên. Bài viết đã làm rõ phương thức ứng xử trong bảo vệ môi trường, phân tích một số yếu tố tác động đến thái độ và hành vi bảo vệ môi trường làng nghề của người dân Bến Tre và bước đầu đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của phương thức ứng xử của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề ở Bến Tre.

Từ khóa: phương thức ứng xử, cộng đồng, bảo vệ môi trường, làng nghề, Bến Tre.

COMMUNITY'S BEHAVIOR IN PROTECTING HANDICRAFT VILLAGE ENVIRONMENT IN BEN TRE PROVINCE

Abstract: A community's behavior in an environmental protection is the way people treat the environment in which they live. The community's behavior in protecting handicraft villages environment is expressed through the awareness and environmental protection behavior of the handicraft village people. The environmental protection behaviors of people in the handicraft villages of Ben Tre  in the article are reflected in the people's reaction to seeing indiscriminate discharge and the evaluation of its behaviors implemented regularly by the households. The article clarifies the mode of behavior in environmental protection, analyzes the factors affecting to the attitudes and behaviors of environmental protection in the craft villages of Ben Tre people and initially proposes the solutions to improve the role of community's behavior.

Keywords: Behavior, community, environmental protection, handicraft village, Ben Tre.

 

Bài 3

KINH NGHIỆM TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VĂN HÓA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

ĐINH TRỌNG THU

LÊ HỒNG NGỌC

Tóm tắt: Tài nguyên văn hóa là một trong các dạng tài nguyên được khai thác và sử dụng cho mục đích du lịch; đặc biệt đối với các vùng có sự phong phú về tự nhiên và đa dạng về tộc người, đây là một tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển du lịch bền vững. Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia và mỗi địa phương có những cách thức khai thác các khía cạnh văn hóa nhằm phục vụ du lịch. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho các quốc gia này là việc cân bằng và giải quyết hài hòa các giá trị truyền thống và hiện đại, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch đã thúc đẩy sự giao thoa và giao tiếp đa văn hóa. Bài viết này phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia đã và đang khai thác nguồn tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch nhằm rút ra bài học về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giải quyết hài hòa các lợi ích và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Từ khóa: tài nguyên văn hóa, phát triển du lịch.

LESSONS LEARNT IN EXPLOITING CULTURAL RESOURCE

FOR TOURISM DEVELOPMENT OF SOME COUNTRIES

Abstract: A cultural resource is a form of resource that is exploited and employed for tourism purpose; especially in regions with natural richness and ethnic diversity, this is a great potential and advantage for sustainable tourism development. Due to the differences in the natural and socioeconomic conditions, each country and locality have the ways to exploit all cultural aspects to serve tourism. However, the challenge for these countries is the balance and harmony among traditional and modern values, in the context of globalization, the tourism has promoted the interference and multicultural communication. The article analyzes the experience of some countries that have been exploiting the cultural resources for the tourism development to address some lessons on the conservation and promotion of the cultural values and harmonious settlement among benefits to achieve the sustainable development goals.

Keywords: Cultural resource, tourism development.

Bài 4

TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TNH HÀ GIANG GẮN VỚI SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

NGUYỄN THỊ HẰNG, PHẠM THỊ TRẦM

Tóm tắt: Trên cơ sở thu thập, phân tích tài liệu và thực hiện khảo sát thực địa tại tỉnh Hà Giang kết hợp với các kết quả phỏng vấn sâu, bài viết tập trung làm rõ thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực trồng trọt. Đồng thời, phân tích việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quy trình sản xuất nông nghiệp, những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, gợi ý một số giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, ứng dụng khoa học kĩ thuật… nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường ở tỉnh Hà Giang.

Từ khóa: Tái cơ cấu nông nghiệp, bảo vệ môi trường, thuốc bảo vệ thực vật, Hà Giang.

HA GIANG’S AGRICULTURAL RESTRUCTURE ASSOCIATED WITH PROPER USE OF PESTICIDES

Abstract: On the basis of collecting, analyzing documents and conducting field surveys in Ha Giang province combined with in-depth interviews, the article clarifies the status of Ha Giang’s agricultural restructure in the field of planting. As well as, the paper also analyzes the use of pesticides in the agricultural production processes, the advantages and the disadvantages in implementing agricultural restructure associated with the proper use of pesticides. From these analyzes that suggests some solutions such as awareness-raising for farmers, scientific and technical application… for the process of agricultural restructure towards the environmental protection in Ha Giang province.

Keywords: Agricultural restructure, environmental protection, pesticides, Ha Giang.

 

Bài 5

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC SN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

ĐỖ THỊ VÂN HƯƠNG, PHAN THỊ THANH HẰNG,

 NGUYỄN THỊ BÍCH, VƯƠNG TẤN CÔNG, CHU THỊ HỒNG NHUNG

Tóm tắt: Phát triển du lịch biển, đảo là một xu thế tất yếu, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Huyện đảo Lý Sơn giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, đặc biệt huyện có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù (bao gồm: du lịch địa chất; du lịch trải nghiệm làm "Công dân Vương quốc Tỏi" và Du lịch văn hóa biển đảo gắn liền với chủ quyền quốc gia)… có sức hấp dẫn đối với du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển du lịch (PTDL) bền vững. Bài báo phân tích cơ sở khoa học phục vụ phát triển các sản phẩm du lịch (SPDL) đặc thù đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững huyện đảo Lý Sơn.

Từ khóa: Du lịch biển, đảo; sản phẩm du lịch đặc thù; Phát triển bền vững; Lý Sơn.

RESEARCH FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF DISTINCTIVE TOURISM PRODUCTS IN LY SON ISLAND DISTRICT, QUANG NGAI PROVINCE

Abstract: A development of sea and island tourism is an inevitable trend and brings huge economic resources which contributes positively to develop the socio-economic in this local. Ly Son island district has potential tourism resources, especially with many potentials for developing specific tourism products (including: geological tourism; experiential tourism as "Citizens of the Garlic Kingdom" and sea and island cultural tourism associated with national sovereignty) ... these are attractive to  tourists, brings economic efficiency, contributes to sustainable tourism development. The article analyzes the scientific basis for developing potential tourism products with the goals to develop sustainable tourism in Ly Son island district.

Keywords: Sea and island tourism, specific tourism products, sustainable development, Ly Son.

 

Bài 6

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH KHÁNH HÒA: THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

Tóm tắt: Trong những năm qua, dù gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên, nhưng do được sự đầu tư của địa phương và các hộ gia đình, nên nông nghiệp Khánh Hòa tiếp tục phát triển và vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của người dân trong tỉnh. Mặc dù vậy, trong xu hướng biến đổi của tự nhiên và thị trường, loại hình kinh tế này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Bài báo tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển của nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) tại tỉnh Khánh Hòa, phát hiện những thách thức của Khánh Hòa trong phát triển nông nghiệp hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông nghiệp Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn và tiếp tục phải ứng phó với những bất lợi trong tương lai: biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng hạn hán thiếu nước, những biến động của thị trường, chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.... Điều này đòi hỏi những giải pháp cụ thể và kịp thời để nâng cao tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệptỉnh Khánh Hòa.

Từ khóa: nông nghiệp, tỉnh Khánh Hòa, thách thức, giải pháp.

AGRICULTURAL DEVELOPMENT IN KHANH HOA PROVINCE: SITITUATION, CHALLENGES AND SOLUTIONS

Abstract: Over the past years, despite the disadvantages of natural conditions, due to the investment of localities and households, Khanh Hoa agriculture continues to develop and still plays an important role in the provincial economy. However, in the changing trend of nature and market, these economic activities are facing significant challenges. The paper focuses on analyzing the current state of agricultural development (cultivation and animal husbandry) in Khanh Hoa province, uncovering the challenges in developing these sectors. The research results show that Khanh Hoa’s agriculture will face many difficulties and disadvantages in the future such as the climate change, especially the water shortage, the market fluctuations and the value chains in the agricultural production… This requires specific and promptly solutions to improve the efficiency of agricultural production in Khanh Hoa province.

Keywords: Agriculture, Khanh Hoa province, challenges, solutions.

 

Bài 7

PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, TỈNH NGHỆ AN

LẠI VĂN MẠNH, NGÔ ĐĂNG TRÍ,

TÔ NGỌC VŨ, ĐỖ THỊ THANH NGÀ

Tóm tắt: Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết và kỹ thuật phân tích chất lượng môi trường sống của đa dạng sinh học để áp dụng thử nghiệm vào khu vực Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đánh đổi giữa mục tiêu phát triển với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực, điều này giúp các nhà quản lý lựa chọn được phương án tối ưu và các giải pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực đó. Đặc biệt, đây là phương pháp hữu ích đối với lập qui hoạch phát triển, đánh giá tác động môi trường.

Từ khóa: Chất lượng môi trường sống, vườn quốc gia Pù Mát

ANALYSIS HABITAT QUALITY OF BIODIVERSITY IN PU MAT NATIONAL PARK, NGHE AN PROVINCE

Abstract: This study uses the theory and techniques of analyzing habitat quality of biodiversity to apply the experiment in Pu Mat national park, Nghe An province. The research results show that a trade-off between developing targets and biodiversity conservation targets in the region helps managers choose the optimal plan and the necessary solutions to minimize the negative effects. In particular, this is a useful method for development planning and environmental impact assessment.

Keywords: Habitat quality, Pu Mat national park.

 

Bài 8

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 TRẦN VĂN TUẤN, ĐOÀN HƯƠNG GIANG

Tóm tắt: Đất nông nghiệp có một vị trí đặc biệt quan trọng, là tư liệu không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những kết quả tích cực thì cũng gây nên tình trạng manh mún ruộng đất, khó tập trung sản xuất, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện và đạt được nhiều thành tựu trong công tác dồn điền đổi thửa.Việc đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội được tác giả nghiên cứu, tổng hợp và phân tích trong báo cáo này nhằm làm rõ những tồn tại hạn chế, đồng thời đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa cho một huyện ngoại thành Hà Nội.

Từ khóa: Dồn điền đổi thửa, huyện Thanh Oai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

STUDYING SITUATION OF LAND CONSOLIDATION IN THANH OAI DISTRICT,

 HANOI CITY

Abstract: An agricultural land has a particularly important position which is irreplaceable materials for an agro-forestry production and rural economic development. Implementing Decree No.64/CP dated 27 September 1993 of the government about Assigning agricultural land to households and individuals for long-term stable use for agricultural production purposes, besides many positive results, it also causes land fragmentation, is difficult to concentrate on production and limits the abilities to innovate and apply the scientific and technical advancements. Thanh Oai district in Hanoi has basically completed the construction of new rural areas in communes in itself and had a lot of achievement on the land consolidation. This paper studies, summarizes and analyzes the current situation of land consolidation in Thanh Oai District, Hanoi in order to clarify the shortcomings, and at the same time suggesting the solutions to promote land concentrate, develop agricultual commodity for a suburban district in Hanoi.

Keywords: Land consolidation, Thanh Oai district, agricultural land use right certificate.

 

 


Các tin cũ hơn.............................