Tạp chí số 4 - 2019 07/12/2019

Bài 1

VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ TRUNG NGHĨA, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

TRẦN NGỌC NGOẠN, NGUYỄN THỊ HUYỀN THU

Tóm tắt: Trên cơ sở thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu thứ cấp, đồng thời thực hiện khảo sát thực địa tại xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bài viết đã làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hoá cộng đồng trong bảo vệ môi trường và tìm hiểu thực trạng văn hoá cộng đồng trong bảo vệ môi trường tại xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra một số gợi mở nhằm khai thác nét đẹp của văn hoá cộng đồng trong bảo vệ môi trường tại địa phương.

Từ khóa: văn hóa, văn hóa cộng đồng, làng nghề, môi trường làng nghề.

COMMUNITY’S CULTURE IN ENVIRONMENTAL PROTECTION IN TRUNG NGHIA COMMUNE, YEN PHONG DISTRICT, BAC NINH PROVINCE

Abstract: On the basis on collecting, processing and synthesising secondary data and at the same time combining with field survey in Trung Nghia commune, Yen Phong district, Bac Ninh province, this paper clarifies some theoretical issues on the community’s culture in the environmental protection and finding out its situation in here. Since then the authors have been made some suggestions to exploit the beauty of community’s culture while the environment is still protected.

Keywords: Culture, community’s culture, environmental protection.

 

Bài 2

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN ĐẤT NGẬP NƯỚC KHU RAMSAR XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

NGUYỄN SONG TÙNG,

NGUYỄN THỊ BÍCH NGUYỆT, CAO THỊ THANH NGA

Tóm tắt: Nằm ở ngã ba cửa sông đổ ra biển, khu Ramsar Xuân Thủy thuộchuyện Giao Thủy, tỉnh Nam Địnhlà một khu Ramsar quan trọng của khu vực châu thổ sông Hồng và cả nước. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài động thực vật quý, là hệ sinh thái ven biển đặc thù. Trong những năm gần đây, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở đây đã gây ra những tác động không nhỏ đến đất ngập nước khu vực này. Bên cạnh đó, nhận thức về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư trong khu vực còn hạn chế, ảnh hưởng đến sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước. Bài viết phân tích những tác động và từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm quản lý đất ngập nước tại khu Ramsar Xuân Thủy trong tương lai.

Từ khóa: Kinh tế - xã hội, đất ngập nước, khu Ramsar Xuân Thủy

IMPACTS OF SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT ON WETLANDS IN XUAN THUY RAMSAR AREA, NAM DINH PROVINCE

Abstract: Xuan Thuy Ramsar area of Giao Thuy district, Nam Dinh province is located at the junction of river mouth flowing into the sea, and is an important Ramsar area of the Red River Delta and the whole country. It is home to hundreds of valuable plant and animal species, hence to be a unique coastal ecosystem. In recent years, the activities of socio-economic development have created significant impacts on the wetlands at this region. Additionally, the public awareness of environmental protection and rational use of natural resources of local community is limited, and this negatively affects the sustainable use of wetland resources. This paper analyses the above-mentioned impacts and proposes some recommendations for the wetland management at Xuan Thuy Ramsar area in the near future.

Keywords: Socio-economic, wetlands, Xuan Thuy Ramsar area.

 

Bài 3

TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

PHẠM THỊ TRẦM

Tóm tắt:Bằng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu và so sánh, bài báo tập trung vào việc làm rõ một số nội dung cơ bản về tái cơ cấu nông nghiệp; những yêu cầu trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và các tiêu chí đánh giá về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Bài báo cũng phân tích một số trường hợp điển hình trong tái cơ cấu nông nghiệp với việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng tại tỉnh Yên Bái; ứng dụng công nghệ cao tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải khí nhà kính tại tỉnh Lâm Đồng.

Từ khóa:tái cơ cấu nông nghiệp, môi trường nông nghiệp, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên

AGRICULTURAL RESTRUCTURING IN ASSOCIATION WITH ENVIRONMENTAL PROTECTION: SOME THEORETICAL AND PRACTICAL ISSUES

Abtracts: By means of literature review, document analysis and comparison, this article focuses on clarifying the fundamental contents of agricultural restructuring; the basic requirements as well as the assessing criteria on the agricultural restructuring associated with the environmental protection. This paper also analyses some noticeable cases of the agricultural restructuring in planting, exploiting and protecting forests in Yen Bai province; and the high-tech application to save irrigation water and reduce greenhouse gas emission in Lam Dong province.

Keywords: Agricultural restructuring, agricultural environment, environmental protection, rational resourse use.

 

Bài 4

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÙNG HỒ HÒA BÌNH: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TỔ CHỨC

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng ở vùng hồ Hoà Bình qua các giai đoạn từ tự phát cho đến khi có sự tham gia đồng hành của các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp du lịch. Ở mỗi một giai đoạn, tác giả chỉ ra những vấn đề sau: bối cảnh chung; đặc điểm hoạt động và kết quả đạt được. Bài báo sử dụng phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học tại các bản du lịch cộng đồng xung quanh hồ Hòa Bình với 4 nhóm đối tượng liên quan đến du lịch được lựa chọn phỏng vấn gồm: cộng đồng cư dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và du khách. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra đề xuất về mô hình tổ chức du lịch cộng đồng, góp phần định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại vùng lòng hồ Hòa Bình.

Từ khóa:Du lịch cộng đồng, hồ Hòa Bình

COMMUNITY-BASED TOURISM IN HOA BINH RESERVOIR AREA: PROCESS OF FORMATION, DEVELOPMENT AND ORGANISATIONAL MODEL

Abstract: This study assesses the development of community based tourism (CBT) in Hoa Binh reservoir area through the different stages from spontaneous formation until the participation of non-governmental organisations and the tourism enterprises. At each stage, the author points out the following issues: The general context; operational characteristics and results. This paper uses the method of the field survey and sociological investigation in CBT areas around Hoa Binh lake by interviewing 4 targeted groups including: resident communities, local authorities, tourism companies and visitors. The research results have proposed a CBT model to contribute to the orientation of sustainable development in Hoa Binh reservoir area.

Keywords: Community based tourism, Hoa Binh reservoir

 

Bài 5

PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ

NGÔ QUANG DỰ

NGUYỄN AN THỊNH, NGUYỄN DIỆU TRINH

Tóm tắt: Dựa trên các tiêu chí phân vùng chức năng (Nhóm tiêu chí địa lý tự nhiên; nhóm tiêu chí địa lý kinh tế xã hội; nhóm tiêu chí về tài nguyên môi trường; nhóm tiêu chí về tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu và nhóm tiêu chí về quy hoạch), lãnh thổ Phú Thọ được phân chia thành 2 vùng với 10 tiểu vùng. Trên cơ sở phân tích đặc trưng cơ bản của các tiểu vùng, nghiên cứu đã đề xuất định hướng tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường cho từng tiểu vùng chức năng của tỉnh Phú Thọ.

Từ khóa: Phân vùng chức năng, không gian quản lý tài nguyên và môi trường, Phú Thọ.

FUNCTIONAL ZONING FOR SPATIAL ORGANISATION IN MANAGEMENT OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT IN PHU THO PROVINCE

Abstract: Criteria of functional zoning for Phu Tho province’s territory (including: group of natural geographic criteria; socio-economic criteria; natural resource and environment criteria; natural disaster criteria, climate change criteria and planning criteria) have been divided into 2 regions with 10 sub-regions. Based on the integrated analysis of key geographical factors, the study proposes the orientation of spatial organisation in the management of natural resources and environment for each functional sub-region in Phu Tho province.

Keywords: Functional zoning, spatial management of natural resources and environment, Phu Tho.

 

Bài 6

PHÁT TRIỂN SINH KẾ KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, khai thác thủy sản đang tăng với tốc độ nhanh ở các huyện ven biển tỉnh Nam Định ở cả hai phạm vi gần bờ và xa bờ. Sự phát triển này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập khá cho các gia đình. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do những biến động của tự nhiên cũng như những điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy cần có những giải pháp tức thời cũng như lâu dài để khai thác thủy sản tại các huyện ven biển thực sự bền vững. Bài báo tập trung vào nghiên cứu hiện trạng sinh kế khai thác thủy sản, phân tích những thách thức mà hoạt động này đang gặp phải, đồng thời đánh giá tính bền vững của sinh kếnày. Những dữ liệu cho việc phân tích đều dựa trên số liệu về phát triển hoạt động khai thác thủy sản tại ba huyện ven biển tỉnh Nam Định trong những năm 2010 – 2018 cũng như việc điều tra tại 60 hộ gia đình trên địa bàn,

Từ khoá: phát triển sinh kế, các huyện ven biển Nam Định, khai thác thủy sản, phát triển bền vững

DEVELOPING FISHERY LIVELIHOOD IN COASTAL DISTRICTS OF NAM DINH PROVINCE

Abstract: In recent years, a fishery has been increasing at a rapid rate in Nam Dinh’s coastal districts in both inshore and offshore areas. This has brought a high economic efficiency and a good income for local households. However, this growth process is facing many difficulties due to natural fluctuations as well as other socio-economic inconstancies. Therefore, it is necessary to have solutions both short-term and long-term for a sustainable development of fishery livelihood in Nam Dinh’s coastal districts. Based on data of the fishery development of 3 coastal districts in Nam Dinh province in the period of 2010 - 2018 as well as the survey of 60 fishing households in this area, this paper focuses on studying the current status of fishing livelihoods and analysing the challenges that this activity is facing, and assessing the sustainability of its.

Keywords: Livelihood development, Nam Dinh’s coastal districts, fishery exploitation, sustainable development.

 

Bài 7

THIẾT LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG XÃ HỘI

DO NGẬP LỤT CHO CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

NGUYỄN VIỆT CƯỜNG, VÕ THANH TỊNH, NGUYỄN HỮU HÀ,

NGUYỄN HỮU XUÂN, NGÔ ANH TÚ, PHAN VĂN THƠ

Tóm tắt: Nghiên cứu này thiết lập và đánh giá chỉ số SVI do ngập lụt cho cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điểm nổi bật là lần đầu tiên thực hiện sự phân tách SVI thành 2 nhóm: chính quyền và cộng đồng. Chỉ số SVI được thiết lập gồm 66 nhân tố và trọng số xác định bằng phương pháp phân tích tiến trình thứ bậc. Giải đoán ảnh vệ tinh kết hợp với điều tra thực địa được tiến hành để tính toán giá trị cho hợp phần phơi nhiễm. Điều tra xã hội học được thực hiện tại 3.720 hộ gia đình thuộc 120/159 xã có tình trạng ngập lụt để thu thập số liệu cho hợp phần nhạy cảm và năng lực thích ứng. Kết quả tính toán chỉ số SVI thu được đã thể hiện sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chỉ số SVI của 120 địa bàn cấp xã dao động trong khoảng -0,3345 ÷ 0,3709; giá trị trung bình toàn tỉnh là 0,0463, thể hiện tính dễ bị tổn thương xã hội do ngập lụt. Nhóm cộng đồng có chỉ số tổn thương cao hơn nhóm chính quyền.

Từ khóa: Chỉ số tổn thương xã hội, ngập lụt, biến đổi khí hậu, Bình Định

ESTABLISHING AND ASSESSING SOCIAL VULNERABILITY INDEX INDUCED BY FLOOD AT COMMUNE LEVEL IN BINH DINH PROVINCE

Abstract: This study establishes and assesses the social vulnerability index (SVI) due to inundation for the communes in Binh Dinh province. The highlight of this research is the first time the SVI is divided into two groups as a government and a community. The SVI is set up of 66 factors and their weights are estimated from an analytical hierarchy process. Technique on satellite image interpretation combined with data collection from field survey are conducted to estimate the value of exposure components. The questionnaire survey was conducted in 3,720 households in 120/159 communes where were flooded in order to collect the data of sensitive components and adaptive capacity. The outcome of proposed SVI calculation presents a consistence with the local context of the case study area. The SVI of 120 studied communes fluctuate within a wide range from -0.3345 to 0.3709 with an average value of the whole province of 0.0463; embodying the social vulnerability under the impacts of flood. It also implies that the result of community’s SVI is higher than that of the government.

Keywords: Social vulnerability index, flood, climate change, Binh Dinh.

 

Bài 8

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ HMÔNG TRONG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC CANH TÁC RUỘNG BẬC THANG TẠI XÃ TẢ VAN, HUYỆN SAPA, TỈNH LÀO CAI

                                    NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

Tóm tắt: Canh tác ruộng bậc thang là một loại hình sản xuất đặc thù của vùng miền núi phía Bắc, Việt Nam. Với địa hình dốc, canh tác ruộng bậc thang rất cần nước trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. Phụ nữ Hmông giữ vai trò quan trọng trong sản xuất của hộ gia đình, đặc biệt là trong các hoạt động bảo vệ nguồn nước của ruộng bậc thang. Từ kết quả khảo sát thực địa tại xã Tả Van, bài viết phân tích và làm rõ vai trò của phụ nữ Hmông trong sử dụng và quản lý nguồn nước canh tác ruộng bậc thang.

Từ khóa: Canh tác ruộng bậc thang, Vai trò của nữ giới, Quản lý nguồn nước, Tả Van, Hmông.

 

ROLE OF HMONG WOMEN IN USE AND MANAGEMENT OF WATER RESOURCES 

FOR CULTIVATING TERRACED FARMING IN TA VAN COMMUNE, SAPA DISTRICT, LAO CAI PROVINCE

 NGUYEN THI TUYET MAI

Abstract: Terraced farming is a specific type of production in the Northern Uplands of Vietnam. Under sloping hilly terrain condition, the water is a significant resource required during the growth of rice. Hmong women play an important role in household production, especially in the protection of water resource for the terraced farming. From the result of field survey in Ta Van commune, this paper analyses and clarifies the role of Hmong women in using and managing water resource for cultivating the terraced farming.

Keywords: Terraced farming, women’s roles, management of water resource, Ta Van, Hmong.

 


Các tin cũ hơn.............................