Tạp chí số 2 -2019 20/08/2019

Bài 1

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀNG THỊ QUYÊN, TRẦN NGỌC NGOẠN

Tóm tắt: Đình Lập là huyện biên giới, có vị trí địa lý và địa hình khó khăn, song lại nằm trongtiểu vùng khí hậu thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: thông, chè, hoa hồi, các loại cây lâm nghiệp như đinh, lim…và nhiều cây dược liệu quý như: mộc nhĩ, nấm hương, sở… là tiềm năng thế mạnh trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của huyện Đình Lập. Lợi thế của huyện hiện chưa được phát huy, do đó kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện bình quân còn cao và công tác giảm nghèo của huyện đang đối đầu với nhiều thách thức. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo đặc biệt là giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn,bài báo phân tích những thách thức từ đó gợi mở một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn thời gian tới.

Từ khóa: giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION IN DINH LAP DISTRICT, LANG SON PROVINCE: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS

Abstract: Dinh Lap is a border district, which has a geographical location and terrain being complex. However, it is in a climate zone suitable for the development of industrial crops of high economic value such as pine, tea, anise, all kinds of forest trees (nails, limes ...) and many precious medicinal plants including ear fungus, mushrooms, grassroots ...  All of these trees are potential strengths in the socio-economic development of Dinh Lap district. Nevertheless, this advantage has not been promoted yet, the district's economy has still been many difficulties, the rate of poor households and near-poor households is still high, and a poverty reduction is facing many challenges. On the basis of analyzing and assessing the current situation of poverty reduction, especially in the sustainable reduction in Dinh Lap district, the article analyzes the challenges and suggests some key solutions for Dinh Lap district, Lang Son province in the next time.

Keywords: Poverty reduction, sustainable poverty reduction, Dinh Lap district, Lang Son province.

 

Bài 2

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐẾNTÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK

ĐÀO ĐÌNH CHÂM, NGUYỄN LẬP DÂN,

NGUYỄN THÁI SƠN, TRỊNH TẤN NGỌ, HOÀNG CỬU THÙY UYÊN

Tóm tắt: Sông Srêpôk có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế và bảo vệ môi trường của vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trên lưu vực sông Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên có rất nhiều các công trình khai thác tài nguyên nước được xây dựng từ năm 1984 đến nay. Về thủy điện, trên dòng nhánh và dòng chính có 30 công trình với tổng công suất lắp máy là Nlm = 912.135 MW. Sản lượng điện tăng bình quân hàng năm trên 15%. Đây là nguồn cung cấp điện chủ đạo cho vùng Tây Nguyên nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tác động tiêu cực đến tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất từ các công trình thủy điện gây ra. Trong bài báo này, các tác giả trình bày kết quả phân tích, đánh giá về những tác động của các công trình thủy điện đến tài nguyên nước trên lưu vực Srêpôk và đề xuất các giải pháp khắc phục và giảm thiểu các xung đột giữa các công trình thủy điện với nhu cầu nước trong vùng nghiên cứu này.

Từ khóa: sông Srêpôk, Tây Nguyên, công trình thủy điện, tài nguyên nước

 

ASSESSING IMPACT OF HYDROPOWER PROJECTS ON WATER RESOURCES IN SREPOK RIVER BASIN

Abstract: Srepok river plays a very important role in a socio-economic development, national security, international relations and environmental protection of the Central Highlands. The Srepok river basin belong to the Central Highlands, there are many water exploitation works built from 1984 to present. Regarding hydropower, there are 30 works on branches and main stream of the river with the total installed capacity of 912,135 MW. Electricity output increases by an average of over 15% annually. This is the main source of power supply for the Central Highlands. Besides, there are still the negative impacts on water resources for living and production from the hydropower projects. In this paper, the authors present the results of analysis and evaluation the impacts of hydropower projects on the water resources in Srepok basin and propose solutions to overcome and minimize conflicts between hydropower projects and water using demand for living and production.

Keywords: Srepok river, Central Highlands, hydropower projects, water resources.

 

Bài 3

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM-HỘI AN

NGUYỄN AN THỊNH, UÔNG ĐÌNH KHANH, BÙI ĐẠI DŨNG,
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG, NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

 

Tóm tắt: Phương pháp chi phí du hành (TCM) được áp dụng phổ biến trong định giá các cảnh quan du lịch trên cơ sở đo lường lợi ích của việc đi thăm các điểm đến du lịch. Bài báo trình bày phương pháp luận và kết quả đo lường giá trị du lịch của Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An. Các bước nghiên cứu bao gồm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch và lượng giá giá trị du lịch.Tổng cộng 308 phiếu điều tra được thu thập, trong đó 215 dành cho du khách nội địa và 93 dành cho du khách quốc tế. Giá trị du lịch của Cù Lao Chàm được ước lượng dưới dạng tiền tệ trong năm 2017 là hơn 2.476 nghìn tỷ đồng. Thặng dư du khách đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng. Giá trị du lịch từ du khách quốc tế cao gấp 99,6 lần so với du khách nội địa do du khách quốc tế đánh giá giá trịtài nguyên của Cù Lao Chàm cao hơn du khách nội địa.

Từ khóa: chi phí du hành, cảnh quan du lịch, lượng giá, Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An.

APPLYING TRAVEL COST METHOD TO MEASURE TOURISM VALUE OF CU LAO CHAM - HOI AN BIOSPHERE RESERVE

Abstract: Travel Cost Method (TCM) is popularly applied in valuing tourism landscapes based on measuring benefits of visiting these destinations. This paper deals with the methodology as well as the results of measuring the tourism value of the Cu Lao Cham - Hoi An Biosphere Reserve. The research process includes an analysis of affected factors to travel demand and tourism valuing. There were 308 questionnaires collected, of which 215 were for domestic tourists and other 93 for international visitors. The results show that the tourism value of Cu Lao Cham was estimated over VND 2,476 thousand billion in 2017. Visitor surplus is about VND 124 thousand billion. The tourism value from the international visitors is 99.6 times higher than that of domestic tourists because the Cu Lao Cham biosphere reserve is highly appreciated by them.

Keywords: Travel cost, tourism landscape, valuing, Cu Lao Cham – Hoi An biosphere reserve. 

 

 

Bài 4

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI BIỂN-ĐẢO CÀ MAU VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC-PHÁT TRIỂN

PHẠM XUÂN HẬU, PHẠM HỒNG MƠ

Tóm tắt: Cà Mau là một trong 28 tỉnh của Việt Nam giáp biển. Với 254 km bờ biển cùng các đảo và các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn tạo nên những cảnh quan đẹp, hấp dẫn có sức cuốn hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái biển-đảo chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, chưa đủ để khẳng định vị trí nòng cốt trong ngành kinh tế mũi nhọn. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá về sản phẩm du lịch sinh thái biển-đảo qua ý kiến của du khách. Thông qua đó xây dựng định hướng phát triển hợp lý, hiệu quả tạo sức cạnh tranh cho du lịch sinh thái biển nói riêng và du lịch tỉnh Cà Mau nói chung.

Từ khóa:Du lịch Cà Mau, sản phẩm du lịch Cà Mau, du lịch biển-đảo Cà Mau

ASSESSMENT OF SEA AND ISLAND ECO-TOURISM PRODUCTS OF CA MAU AND ORIENTATIONS FOR ITS DEVELOPMENT

Abstract: Ca Mau is one of 28 provinces which is adjacent to the sea in Viet Nam. Ca Mau has a 254-kilometre-long coastline deal with islands, natural and human ecosystems which creates beautiful and attractive landscapes for domestic and international tourists. However, these sea and island eco-tourism products have not been really commensurate with its potential as well as not enough to affirm the core position as a spearhead economic sector. This article presents the assessing findings of the sea and island eco-tourism products of Ca Mau through tourists’ feedback, from which building a reasonable and effective development orientation to make a competitiveness for sea and island eco-tourism in particular and tourism in Ca Mau province in general.

Keywords: Ca Mau tourism, tourist products, sea and island tourism.

Bài 5

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH KHU DU LỊCH QUỐC GIA HỒ HÒA BÌNH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA

Tóm tắt: Khu vực lòng hồ Hòa Bìnhđược quy hoạch là khu du lịch quốc gia theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Nghiên cứu này phân tích đặc điểm địa lý về mặt tổ chức không gian lãnh thổ của điểm du lịch, tuyến du lịch, đánh giá hiện trạng điểm, tuyến du lịch vùng lòng hồ. Trên cơ sở đó, xác định các chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp bản đồ, thang điểm tổng hợp và các tiêu chí cụ thể đánh giá điểm, tuyến du lịch tại vùng lòng hồ Hòa Bình, kết hợp khảo sát thực địa để đưa ra kết quả nghiên cứu về thực trạng khai thác điểm, tuyến du lịch của vùng lòng hồ Hòa Bình. Nghiên cứu này nằm trong đề tài cấp nhà nước mã số KHCN –TB.24C/13-18.

Từ khóa: tổ chức không gian lãnh thổ, lòng hồ Hòa Bình, điểm du lịch

 ORGANIZATIONAL STATUS OF TOURISM SPACE IN HOA BINH LAKE NATIONAL TOURIST AREA

Abstract: According to the 2020 tourism development plan of Hoa Binh province, Hoa Binh reservoir area is planned to be a national tourist area. This study analyzes the geographical characteristics of the territorial space’s organization from destinations and routes of the tourism, and from there assessing the current status of them in the reservoir area. On that basis, the tourism programs are determined to meet the needs of visitors on a community and ecotourism products. The main research methods used including: map method, general scale and specific criteria for evaluating destinations, tourist routes at Hoa Binh reservoir area, combining field surveys to produce the results on reality exploitation status of them. This study is in the state-level project of science and technology code KHCN-TB.24C/13-18.

Keywords: Tourism territory organization, Hoa Binh lake, tourist destination.

Bài 6

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SEM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN THANH SƠN VÀ ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

NGÔ QUANG DỰ, NGUYỄN THẾ KIÊN

NGUYỄN DIỆU TRINH, ĐINH QUỐC CƯỜNG

Tóm tắt: Bài báo trình bày nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên đất tại tỉnh Phú Thọ (sự hài lòng của người dân). Bộ chỉ số này đã được áp dụng để điều tra khảo sát một số xã tại huyện Thanh Sơn và huyện Đoan Hùng. Số liệu khảo sát được phân tích trên cơ sở mô hình cấu trúc (SEM) để phân tích các yếu tố có liên quan đến các vấn đề về hiệu quả sử dụng tài nguyên đất của địa phương nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các giải pháp đáp ứng nhằm sử dụng tài nguyên đất được hiệu quả hơn.

Từ khóa:Mô hình phương trình cấu trúc (SEM), Thanh Sơn, Đoan Hùng.

APPLICATION OF SEM MODEL TO ASSESS PEOPLE’S SATISFACTION ON LAND RESOURCE MANAGEMENT IN TWO DISTRICTSTHANH SON AND DOAN HUNG OF PHU THO PROVINCE

Abstract: The paper research to develop a set of indicators for assessing the effectiveness of land use in Phu Tho province (people's satisfaction). This indicator set has been applied to survey a number of communities in Thanh Son and Doan Hung districts. The survey data were analyzed on the basis of structural equation modeling (SEM) to assess the factors relating to local land resource use efficiency issues. The research results are the basis for providing solutions to use land resources more effectively.

Keywords: Structural equation modeling (SEM); Thanh Son, Doan Hung.

 

Bài 7

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƠM RẠ SAU THU HOẠCH Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NGUYỄN TRUNG DŨNG, VŨ THỊ HỒNG NHUNG

Tóm tắt: Hàng năm, ở nước ta phát sinh khoảng 40-50 triệu tấn rơm sau thu hoạch. Mặc dù được coi là tài nguyên tái tạo và hàng hóa kinh tế, song từ nhiều năm nay chúng bị đốt bỏ ở ngoài ruộng do không còn nhu cầu dùng cho đun nấu như trước những năm 1990. Bài báo phân tích thực trạng việc sử dụng rơm rạ và những chính sách trong quản lý rơm rạ hiện nay ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế học bền vững. Trên cơ sở đó, gợi mở những giải pháp để quản lý rơm rạ, tạo ra những động cơ kinh tế cho các bên có liên quan trong thu gom và xử lý rơm thân thiện với môi trường.

Từ khoá:Quản lý rơm rạ,cơ chế chính sách, quản lý tổng hợp.

REAL STATE OF POST-HARVEST STRAW USE IN VIETNAM AND PROPOSING SOLUTIONS

Abstract: Every year, there are about 40-50 million tons of arising post-harvested straw in Vietnam. Although it is considered as a renewable resource and an economic goods, it has been burned out in the field for many years because there is no need for cooking as before the 1990s. This paper analyses the real state of using straw and policies in managing its currently in Vietnam in the perspective of sustainable economics. On that basis, some solutions are suggested to manage its as well as creating economic incentives for stakeholders in collecting and treating environmentally friendly straw.

Keywords: Management of straw, policies, integrated management.