Bài 1
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ÁP LỰC – THỰC TRẠNG – ĐÁP ỨNG (PSR) TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI HUYỆN THANH SƠN VÀ ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
NGÔ QUANG DỰ, NGUYỄN AN THỊNH,
NGUYỄN THẾ KIÊN, TRẦN THÙY LINH
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên đất tại hai huyện Thanh Sơn và Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở phân tích mô hình PSR để đánh giá các yếu tố về áp lực, thực trạng và đáp ứng đến các vấn đề về sử dụng tài nguyên đất của địa phương. Từ đó, đưa ra các giải pháp đáp ứng nhằm sử dụng tài nguyên đất được hiệu quả hơn.
Từ khóa: Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng (PSR), Thanh Sơn, Đoan Hùng.
EVALUATING ELEMENTS OF PRESSURE - STATE - RESPONSE (PSR) IN USING LAND RESOURCES IN THANH SON AND DOAN HUNG DISTRICT, PHU THO PROVINCE
Abstract: This article studies to make a set of indicators for assessing the status of land use in Thanh Son and Doan Hung districts, Phu Tho province. Based on the analysis of the pressure – state – response model (PSR), this set of indicator accesses the factors of the management and use of the land resources in this area. These research results are the basis for providing solutions to use land resources more effectively.
Keywords: Pressure – State – Response (PSR), Thanh Son, Doan Hung.
Bài 2
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỨ BẬC VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG XÃ HỘI PHỤC VỤ QUẢN LÝ RỦI RO TẠI CÁC XÃ PHÍA NAM HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
ĐINH THỊ HẰNG, PHẠM MINH TÂM,
PHẠM HOÀNG HẢI
Tóm tắt: Tính dễ bị tổn thương xã hội là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đánh giá năng lực ứng phó của cộng đồng đối với ảnh hưởng tiêu cực từ hiểm họa tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về hướng tiếp cận này còn hạn chế do tính chất phức tạp của quá trình định lượng các yếu tố thành phần, đặc biệt khi thực hiện ở quy mô cấp xã. Trong thử nghiệm này, quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương xã hội được thực hiện cho lãnh thổ 09 xã phía nam của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trên cơ sở hai nhóm chỉ tiêu: (i) nhóm các chỉ tiêu tổn thương xã hội (05 chỉ số), và nhóm các chỉ tiêu về hiểm họa tự nhiên (04 chỉ số). Trên cơ sở tích hợp mô hình phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy-AHP), nghiên cứu đã tiến hành thành lập bản đồ phân cấp tính dễ bị tổn thương xã hội theo 15 mức độ. Theo đó, 27,66% diện tích khu vực có mức tổn thương yếu và trung bình, tập trung tại những nơi có độ cao địa hình thấp và ít xảy ra tai biến thiên nhiên. Đồng thời, hướng nghiên cứu này còn cung cấp một cách tiếp cận toàn diện và có tính tùy biến cao trong quản lý rủi ro tự nhiên – xã hội của lãnh thổ.
Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, xã hội, Fuzzy-AHP, huyện Văn Chấn.
DEVELOPING A HIERARCHICAL MODEL OF SOCIAL VULNERABILITY
FOR RISK MANAGEMENT IN THE SOUTHERN COMMUNES
OF VAN CHAN DISTRICT, YEN BAI PROVINCE
Abstracts: A social vulnerability plays an important role in community capacity assessment for facing the negative effects of natural hazards. The number of studies on this approach is limited due to the complexity of the quantitative process of criteria, especially when it is implemented at the local level. In this trial, the assessment of social vulnerability in 09 communes of Van Chan district, Yen Bai province was done by using two major groups of criteria: (i) group of social vulnerability indicators (05 indicators), and group of natural hazard indicators (04 indicators). On the basis of integrating Fuzzy-Analytic Hierarchy Process model (Fuzzy-AHP), the study has established a classification map of the social vulnerability within 15 levels. Accordingly, 27.66% of the area having a weak and medium vulnerability concentrated in low elevation and less natural disasters. Moreover, this study can provide a comprehensive and highly customizable approach to manage the social natural risks of the territory.
Keywords: Vulnerability, social, Fuzzy-AHP, Van Chan district.
Bài 3
GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG:
CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
TRẦN THỊ TUYẾT,
LÊ THU QUỲNH, NGUYỄN THỊ LOAN
Tóm tắt: Giao đất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò định hướng cho ngành lâm nghiệp từng bước ổn định và khẳng định vị thế trong tiến trình phát triển và hội nhập theo hướng phân quyền quản lý. Kết quả thực hiện chính sách cho đến nay đã đạt được những thành tựu khả quan, góp phần từng bước nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ, đa dạng sinh học vànguồn vốn sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả hơn chính sách này đòi hỏi ngành lâm nghiệp phải có chiến lược phù hợp với từng bối cảnh hướng tới mục tiêu quản lý bền vững rừng, sao cho vừa khắc phục được thách thức vừa đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam.
Từ khóa:Giao đất, giao rừng, quản lý rừng bền vững, rừng.
FOREST LAND ALLOCATION: THE TOOL OF SUSTAINABLE FOREST MANAGEMENT
Abstract: A forest land allocation is a major policy of the Party and the State, which plays orientation role for the forestry sector to aim at gradually stability and strengthened its position in the process of development and integration in the direction of management decentralization. Until now, there has made remarkably encouraging progress, contributing to improve the quality of forest resource, ensuring protective capacity, biodiversity and livelihood capital for the locals. Nevertheless, in order to implement more effectively this policy, the forestry sector needs to have the appropriate strategies and solutions to each context towards a sustainable forest management to overcome the obstacles and complete the goals of forestry strategy in Vietnam.
Keywords: Forest land allocation, sustainable forest management, forest.
Bài 4
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM
BÙI THỊ CẨM TÚ,
PHẠM THỊ TRẦM, NGUYỄN THỊ HẰNG
Tóm tắt: Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng phát triển trên thế giới trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như việc đảm bảo sự bền vững cho môi trường. Sản xuất NNHC ở Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt là trong 10 năm gần đây. Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã áp dụng và triển khai hiệu quả các mô hình NNHC. Bài viết tập trung phân tích những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với việc phát triển NNHC ở Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy phát triển NNHC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, Việt Nam.
DEVELOPMENT OF ORGANIC AGRICULTURE IN VIETNAM
Abstract: An organic agriculture is a growing trend in the world to meat the demand of using clean and safe products for consumer’s health as well as the sustainability for environment. The organic agriculture production in Vietnam is developing strongly, especially in the last 10 years. Many provinces and cities in the country have applied and implemented effectively the organic agriculture models. The paper focuses on analysing the opportunities, advantages, disadvantages and challenges for the organic agriculture development to provide effective solutions to promote that in Vietnam in the near future.
Keywords: Agriculture, organic agriculture, Vietnam.
Bài 5
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
SỨC KHỎE HỆ SINH THÁI BIỂN PHỤC VỤ QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM
DƯ VĂN TOÁN, LÊ ĐỨC ĐẠT
Tóm tắt:Hiện nay, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã được ban hành năm 2018 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển và ven biển gần đây đã làm gia tăng các sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, tức là làm suy giảm trạng thái sức khỏe tự nhiên của biển và của các hệ sinh thái biển. Phát triển kinh tế biển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái là nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý Nhà nước thống nhất biển và hải đảo. Bài viết đề xuất bộ chỉ số sức khỏe hệ sinh thái biển theo 5 nhóm tiêu chí thành phần nhằm phục vụ đánh giá định lượng điểm số sức khỏe hệ sinh thái biển quốc gia và các tỉnh thành ven biển, giúp định hướng điều phối phát triển các ngành kinh tế và hội nhập quốc tế trong phát triển bền vững biển.
Từ khóa: Kinh tế biển, tiêu chí sức khỏe, sức khỏe hệ sinh thái, chiến lược biển, phát triển bền vững.
PROPOSING TO DEVELOP CRITERIA FOR EVALUATING ECOLOGICAL HEALTH INDEX FOR MARINE ENVIRONMENT MANAGEMENT IN VIETNAM
Abstract: At present, the marine economy plays a very important role in the economic development of Vietnam. According to the Vietnam National Sea Strategy to 2030 and vision 2045 which was issued in 2018 with the goal of developing Vietnam into a strong country from the sea and sustainable marine economy; forming of a marine ecological culture; proactively adapt to the climate change and sea level rise; prevent the trend of pollution, marine environmental degradation, coastal erosion and sea encroachment; restore and conserve the important marine ecosystems. However, the development of marine economy also means an increase in the environmental pollution, and reduced the natural health of the sea and the marine ecosystems. The sustainable development of the sea economy that associated with the environmental protection and a ecosystem protection is an important task of the unified management of the sea and islands. This paper proposes a set of marine ecosystem health indicators according to 5 groups of component criteria to assess a health score of the national marine ecosystems and coastal provinces, helping to orient the development of economic sectors and the international integration in the sustainable marine economy in Vietnam.
Keywords: Marine economy, health index, ecosystem health index, marine strategy, sustainable development.
Bài 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ VĂN HÓA
ĐINH TRỌNG THU
LÊ HỒNG NGỌC
Tóm tắt: Địa lí văn hóa là một trong những phân ngành phát triển mạnh mẽ nhất thuộc ngành khoa học địa lí ở các nước phương Tây và cũng là phân ngành phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực địa lí nhân văn tại Việt Nam. Sự phát triển toàn diện của địa lí văn hóa cũng như nhiều chủ đề nghiên cứu cụ thể của phân ngành này thường bắt nguồn từ những tranh luận học thuật về cách tiếp cận, nội hàm và phương pháp nghiên cứu địa lí văn hóa. Bài viết này cung cấp một hệ thống các vấn đề lý luận trong nghiên cứu địa lí văn hóa nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về địa lí văn hóa cũng như tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu địa lí văn hóa trên thế giới.
Từ khóa: địa lí văn hóa
BASIC THEORETICAL ISSUES IN RESEARCH ON CULTURAL GEOGRAPHY
Abstract: A cultural geography is among the most strongly developed sub-fields of geography sciences in Western countries and also a rapidly growing sub-sector of human geography in Vietnam. The comprehensive development of cultural geography as well as many specific research topics of this subdivision often rises from scholar debates on the approach, the connotations and methodology of the cultural geographic research. This article provides a system of theoretical issues to supply basic understandings of the cultural geography as well as its practical application in the world.
Keywords: Cultural geography.
Bài 7
HỢP TÁC QUỐC PHÒNG CHÂU ÂU:
NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA CHÍNH TRỊ
ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG
Tóm tắt: Mặc dù con đường hội nhập tiến tới nhất thể hóa của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay gặp nhiều khó khăn song không thể phủ nhận rằng EU là một mô hình hội nhập khu vực tiến bộ nhất trong lịch sử. Quá trình hội nhập của EU phản chiếu các yếu tố địa kinh tế, địa văn hóa và địa chính trị sâu sắc. Sau những thành tựu về hội nhập kinh tế, EU tiếp tục hiện thực hóa ý tưởng hội nhập quốc phòng với sự ra đời của Chính sách Phòng thủ và An ninh chung (CSDP) nhằm mở rộng không gian địa chính trị của Liên minh. Bài viết tập trung xem xét vấn đề hợp tác quốc phòng châu Âu dưới góc nhìn địa chính trị thông qua việc triển khai CSDP nhằm cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu và đánh giá sâu hơn về vị thế địa chính trị của EU trong cấu trúc an ninh khu vực và thế giới.
Từ khóa: Chính sách phòng thủ, an ninh, CSDP, EU, địa chính trị, mở rộng, hội nhập khu vực.
EUROPEAN DEFENSE COOPERATION: FROM VIEW ABOUT GEOPOLITICS
Abstract: Although EU’s integration process is facing with difficulties in the recent years, it cannot be denied that the EU is the most advanced regional integration model in the history. EU’s integration process reflected profound geoeconomics, geocultural and geopolitical factors. After the economic achievements, the EU continues to actualise defense integration idea with Common Security and Defense Policy to expand a geopolitical space. The paper focuses on analysing European defense cooperation under the geopolitical views to provide the basis for further research and assessment of its position in the regional and world security stage.
Keywords: Defense policy, security, CSDP, EU, geopolitics, enlargement, regional integration.