XÂY DỰNG MỘT TƯƠNG LAI CHUNG CHO TẤT CẢ SỰ SỐNG (22/05/2022)

Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2022 được Ban Thư ký Công ước đa dạng sinh học lựa chọn chủ đề “Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống,” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau hành động để xây dựng một cuộc sống tương lai hài hòa với thiên nhiên. Với Việt Nam - quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là đa dạng về loài, việc xây dựng “nền móng” cho tương lai xanh của sự sống càng trở nên cấp thiết, nhất là trong bối cảnh số lượng các loài nguy cấp, các loài bị đe dọa đang tăng lên.

THỰC TRẠNG THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TỪ SƠN (29/12/2021)

Thành phố Từ Sơn là vùng kinh tế năng động của tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thành phố luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề tốt để tăng cường công tác BVMT thời gian tới. Tuy nhiên, do sự phát triển KT-XH, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra áp lực lớn tới môi trường khi lượng chất thải rắn (CTR) nói chung và đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nói riêng đang phát sinh ngày càng nhiều. Trong khi đó, việc kiểm soát, quản lý loại chất thải này còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe con người. Điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao nếu không có giải pháp bảo vệ kịp thời.

THẬP KỶ PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI TOÀN CẦU VÀ SÁNG KIẾN MỘT TỶ CÂY XANH CỦA VIỆT NAM (14/12/2021)

Thế giới đang chứng kiến tốc độ suy thoái đa dạng sinh học và hệ sinh thái chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Do vậy, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố giai đoạn 2021 - 2030 là Thập kỷ về phục hồi hệ sinh thái toàn cầu nhằm nhân rộng trên quy mô lớn việc phục hồi các hệ sinh thái đang bị suy thoái để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, cải thiện chất lượng môi trường sống, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức trong suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện những giải pháp phục hồi hệ sinh thái, tiêu biểu nhất là sáng kiến trồng mới một tỷ cây xanh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THEO TIẾP CẬN SINH THÁI XÃ HỘI (10/12/2021)

Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm gia tăng tính phức tạp, tính trầm trọng của các hiện tượng cực đoan thông qua sự thay đổi quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, nhất là khu vực châu thổ ven biển - nơi vừa chịu ảnh hưởng của các nhân tố lục địa và biển.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN (08/12/2021)

Vùng tứ giác Long Xuyên (TGLX) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL) bao gồm 4 tỉnh là Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích của vùng năm 2019 là 12.946,27 km2 (chiếm 31,72% diện tích của ĐBSCL), với dân số gần 5,6 triệu người. TGLX là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của ĐBSCL, chủ yếu là lúa gạo và thủy sản, với sản lượng lúa gạo đứng đầu cả nước (khoảng 5 triệu tấn/năm)

NIỀM TIN XÃ HỘI ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH COVID –19 TẠI VIỆT NAM (16/11/2021)

Trong xã hội học, niềm tin xã hội được xem là một cấu phần chính của Vốn xã hội (social capital), cùng với các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực xã hội (social norms). Anthony Giddens quan niệm về lòng tin xã hội như sau: “Có thể nói sự tin cậy là một phương tiện làm ổn định các mối quan hệ tương tác. Có thể tin cậy vào một người khác là có thể tin rằng người này sẽ có một loạt những phản ứng mà mình mong đợi”

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (16/11/2021)

Sóc Sơn là địa phương có nhiều ưu thế trong phát triển du lịch nông nghiệp (DLNN) do nằm gần trung tâm Hà Nội, có nhiều tài nguyên DLNN hấp dẫn, hạ tầng kỹ thuật và tiện ích phục vụ du lịch được đầu tư tương đối hiện đại và đồng bộ

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỪNG Ở PHILIPPINES (29/12/2020)

Chính sách quản lý rừng giữ vai trò cần thiết trong tiến trình hướng đến mục tiêu bảo đảm an ninh môi trường, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, duy trì đa dạng sinh học và hỗ trợ môi trường sống trên cơ sở phân quyền quản lý; được xem là công cụ thu hút tất cả các thành phần trong xã hội tham gia vào quản lý rừng, góp phần hạn chế các tác động tiêu cực, tăng cường chất lượng tài nguyên rừng và giảm tải cho lực lượng quản lý Nhà nước, đồng thời từng bước cải thiện sinh kế dân cư.