Tạp chí số 4 -2020 10/12/2020

Bài 1:

HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

VŨ TUẤN ANH

Tóm tắt:Phát triển du lịch bền vững có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian tới. Để lập kế hoạch, thực hiện và giám sát quá trình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng, cần có hệ thống tiêu chí đánh giá. Dựatrên cơ sở tổng quan lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, tìm hiểu các nguyên tắc xác địnhhệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bền vững của du lịch có sự tham gia của cộng đồng, từ thực tế của các địa phương, bài viết đề xuất hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ bền vững của du lịch có sự tham gia của cộng đồng trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch cộng đồng

CRITERIA SYSTEM FOR ASSESSMENT OF SUSTAINABLE COMMUNITY-BASED TOURISM

Abstract: Sustainable tourism development with participation of local communities is an important direction in Vietnam's tourism development stratégy in the coming time. In order to planning implement and monitor community-based tourism development, it needs an evaluating criteria. Based on an overview of theories and international experiences, learn the principles that define the criteria system for evaluating the sustainability of community-based tourism from the realities of localities, the article proposes a system of criteria and method to assess their sustainabilities in Vietnam today.

Keywords: sustainable tourism,community-based tourism, criteria for assessment of sustainability of communiy-based tourism.

 

Bài 2:

ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEANVÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RACHO VIỆT NAM

LÊ HỒNG NGỌC

Tóm tắt:Tài nguyên du lịch là cơ sở để xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch và thiết kế các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách và tạo ra nguồn thu kinh tế. Nhờ vào các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và độc đáo, ASEAN trở thành một khu vực năng động và tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch. Đây là một lợi thế lớn cho ASEAN trong việc cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội và thách thức đối với từng quốc gia thành viên. Bài viết khái quát tài nguyên du lịch và đánh giá lợi thế về tài nguyên du lịch của một số nước ASEAN, qua đó phản ánh một phần bức tranh du lịch trong khu vực ASEAN và chỉ ra một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam nhằm tận dụng các lợi thế về tài nguyên du lịch để thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ này.

ASSESSING ADVANTAGES IN TOURISM RESOURCES OF SOME ASEAN COUNTRIES AND ISSUES FOR VIETNAM

Abstract: Tourism resources are the basis for constructing tourism zones, tours, destinations as well as designing tourism products to attract travelers and create revenue. Thanks to its various and unique tourism resources, ASEAN has become a strongly dynamic and growing region in tourism. This is a great advantage for ASEAN to compete in international tourism market, at the same time, opportunity and challenge for each member countries. The article summarises and assesses the advantages in tourism resources of some ASEAN countries, hence, partially highlight an overall vision about the tourism and point up some issues coming up to Vietnam to take its advantages to promote the development of this service sector.

Keywords: advantage, tourism resources, ASEAN, Vietnam

 

Bài 3:

NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

NGUYỄN XUÂN CỰ,

 NGUYỄN THU TRANG, PHẠM KIM CƯƠNG

Tóm tắt:Trong thời gian gần đây, đời sống của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể,tuy nhiên vấn đề ô nhiễmmôi trường đang là mối quan tâm tại nhiều địa phương. Với mục đích tìm hiểu thực trạng những vấn đề môi trường, góp phần vào việc xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững các vùng dân tộc thiểu số, nghiên cứu này tập trung vào phân tích một số vấn đề môi trường và nhận thức môi trường của cộng đồng các dân tộc thiểu số, bao gồm: dân tộc Mông, Thái, Cơ Tu, MNông, Ê-Đê và Khmer cư trú ở các vùng khác nhau trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề suy thoái môi trường đang diễn ra rất phổ biến và ngày càng có tác động xấu đến đời sống của từng cá nhân và từng cộng đồng. Trong bối cảnh đó, nhận thức môi trường của người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của các cộng đồng địa phương.

Từ khóa: Vấn đề môi trường, nhận thức môi trường, dân tộc thiểu số.

ENVIRONMENTAL PROBLEMS AND AWARENESS OF ETHNIC MINORITY COMMUNITIES IN VIETNAM

Abstract: In recent years, the living standard of ethnic minority people has improved significantly, however, an environmental polution  has become a pressing issue of many localities. This study focuses on analyzing a number of pressing environmental problems and environmental awareness of ethnic minority communities. With the aim of understanding the current environmental issues and contributing to determined the environmental protection tasks for the sustainable development of the ethnic minority areas, this study focuses on analysing a number of the environmental issues and the awareness about its of the ethnic minority communities in the whole country, including: the Mong, Thai, Co Tu, MNong, Ede and Khmer people. The results show that the environmental degradation is taking place very popular and increasingly having negative impacts on the lives of individual and each community. In this context, the environmental awareness of ethnic minorities is still limited, which has greatly affected the environmental protection and the sustainable development of local communities.

Key words: environmental problem, environmental awareness, ethnic minorities

 

Bài 4:

HIỆU QUẢ BỐ TRÍ DÂN CƯ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG

TẠI ĐẢO TRẦN, TỈNH QUẢNG NINH

ĐOÀN THỊ THU HƯƠNG, PHẠM THỊ TRẦM

Tóm tắt: Quy hoạch bố trí dân cư, sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc điểm và vị trí chiến lược của các đảo ven bờ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội biển, hải đảo gắn liền với giữ vững chủ quyền và bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển- đảo. Đảo Trần nằm ở phía Đông Bắc quần đảo Cô Tô, là đảo tiền tiêu- biên giới của vùng Đông Bắc và có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ở Tây Bắc Vịnh Bắc bộ, nhưng dân cư trên đảo lại vô cùng thưa thớt. Vì thế, thực hiện di dân và bố trí dân cư hợp lý tại đảo Trần sẽ là cơ sở và nhiệm vụ trọng điểm trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền vùng biển- đảo của nước ta. Bài báo tập trung phân tích thực trạng phân bố dân cư theo một số tiêu chí được lựa chọn, có so sánh với quy hoạch dân cư và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng của đảo Trần.

Từ khóa: đảo Trần, bố trí dân cư, phát triển bền vững, an ninh, quốc phòng

EFFECTIVENESS OF RESIDENTIAL ARRANGMENT FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT AND ENSURING NATIONAL SECURITY AT TRAN ISLAND, QUANG NINH PROVINCE

Abstract: Planning of population arrangement, production and business in accordance with the characteristics and strategic position of coastal islands is one of the important tasks to implement the socio-economic development of the sea and islands link to maintaining sovereignty and protecting national security at its. Tran island is located in the Northeast of Co To archipelago, which is a pre - border island of the Northeast and an extremely important strategic location in the Northwest of the Tonkin Gulf, however, the population at its is extremely sparse. On the above mention reasons, the implementation of migration and reasonable population arrangement at Tran island will be the basis and key task to promote the socio - economic development and ensure the national security and sovereignty of the sea and islands region in Vietnam. The paper analyses the status of population distribution according to a number of selected criteria, comparing with the population arrangement planning and the socio-economic development, implementing the goal of ensuring the national security at Tran island.

Keywords: Tran island, population arrangement, sustainable development, security, defense

 

Bài 5:

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

NGUYỄN THỊ HẰNG, BÙI THỊ CẨM TÚ

Tóm tắt: Trong những năm qua, các chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng rừng, hình thành các vùng nguyên liệu hàng hóa và tạo ra việc làm, thu nhập cho người dân. Trên cơ sở khảo sát thực địa và sử dụng phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, đánh giá chính sách, bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh. Bài viết cũng gợi ý một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và góp phầnnâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất: phân bổ kinh phí trong xây dựng và triển khai chính sách; nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền; giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; và thu hút nhân lực ngành lâm nghiệp.

Từ khóa: rừng sản xuất, thực hiện chính sách, chính sách lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái

IMPLEMENTATING POLICIES FOR PRODUCTION FOREST DEVELOPMENT

 IN YEN BAI PROVINCE

Abstract: Over the past years, the policies for production forest development in Yen Bai province have an important role in improving the quality of forests, forming raw material areas, making jobs and income for citizen. Based on the field surveys and using the methods of data collection, analysing the documents, evaluating the policies, the article has focused on clarifying the current status of implementing production forest development policies in the province. The article also suggests some solutions to overcome the difficulties and contribute to improving the effectiveness of implementing production forest development policy such as allocating the funds in the policy formulation and implementation process; improving the quality of propaganda content; solutions for the inspection and supervision of implementing the policies; and attracting human resources in the forestry sector.

Keywords: production forest, implementing policy, forestry policy, Yen Bai province

 

Bài 6:

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG SINH KẾ DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI XÃ NGHĨA PHÚC, THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI

NGUYỄN THỊ HUYỀN THU,

CAO THỊ THANH NGA, NGUYỄN THỊ THU HÀ

Tóm tắt: Nghiên cứu này áp dụng chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index – LVI) được xây dựng bởi Hahn và cộng sự năm 2009 để đánh giá mức độ tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu tại xã Nghĩa Phúc. Dữ liệu bài báo dựa trên số liệu thu thập từ 84 phiếu điều tra người dân cùng với số liệu thứ cấp thu thập tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế tại xã Nghĩa Phúc tăng dần theo các yếu tố chính là sức khỏe, hạ tầng cơ sở và điều kiện sinh hoạt, đặc điểm hộ, tài nguyên đất - nước, lương thực - thực phẩm, kiến thức kỹ năng, thảm họa tự nhiên - biến đổi khí hậu,chiến lược sinh kế và mạng lưới xã hội - tài chính với các giá trị lần lượt 0,03; 0,31; 0,36; 0,46; 0,54; 0,54; 0,59; 0,60 và 0,63. Chỉ số LVI tổng hợp của xã Nghĩa Phúc là 0,46 chỉ ra rằng chỉ số tổn thương sinh kế ở mức trung bình, dao động trong khoảng từ 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức độ tổn thương cao nhất).

Từ khóa: biến đổi khí hậu, tổn thương sinh kế, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ

LIVELIHOOD VULNERABILITY BY CLIMATE CHANGE IN NGHIA PHUC COMMUNE, NGHIA LO TOWN, YEN BAI PROVINCE

Abstract: This study applies the livelihood vulnerability index (LVI) that was built by Haln et al. 2009 to assess the degree of livelihood vulnerability caused by the climate change in Nghia Phuc commune. The data was collected based on a survey of 84 local people and complemented with secondary information on the number of natural disasters. The results show that LVI of Nghia Phuc commune increases with the main factors in the following: health, infrastructure and living conditions, household characteristics, land-water resources, food, knowledge about skills, natural disasters -climate change, livelihood strategies, and social - financial networks with the respectively values of 0.03; 0.31; 0.35; 0.46; 0.54; 0.54; 0.59; 0.60 and 0.63. The overall LVI of Nghia Phuc commune is 0.45 indicating that is a medium level, and the value of major components fluctuates from 0 (the lowest vulnerability) to 1 (the highest vulnerability).

Keywords: climate change, livelihood vulnerability, Nghia Phuc commune, Nghia Lo town

 

Bài 7:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỈNH BẾN TRE

NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP, NGUYỄN THỊ BÍCH NGUYỆT

Tóm tắt:Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, kèm theo lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một gia tăng gây sức ép cho môi trường tỉnh Bến Tre. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế như thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, nguồn lực đầu tư cho xử lý chất thải rắn chưa đáp ứng được nhu cầu, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh, hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm... Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát sinh, phân loại, quy hoạch, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất các kiến nghị việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.

Từ khóa: chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải, ô nhiễm, môi trường, tỉnh Bến Tre

ASSESSING CURRENT SITUATION AND PROPOSING SOLUTIONS FOR DOMESTIC SOLID WASTE MANAGEMENT IN BEN TRE PROVINCE

Abstract: With the socio-economic development, together increasing amount of domestic solid waste that puts pressure on the environment in Ben Tre province. The domestic solid waste management still has many limitations, for example: the implementation of planning still has many problems; the investment resources for solid waste treatment have not met the demand; the solid waste has not been classified at sources; the collecting equipment and the transporting vehicles are not technically and causing unsanitary condition; the most of landfills are overloaded, causing pollution... On the basis of analysing the current situation of arising, classifying, planning and technology of the domestic solid waste treatment in Ben Tre province, the article proposes a number of suggestion for building the mechanisms, policies and solutions to effectively implement the domestic solid waste management in the coming time.

Keywords: domestic solid waste, waste management, pollution, environment, Ben Tre province

 

 

Bài 8:

ỨNG DỤNG GIS NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

 NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT TỈNH YÊN BÁI

ĐẶNG THÀNH TRUNG, LÊ THU QUỲNH

Tóm tắt: Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, với địa hình có độ dốc lớn, đặc điểm địa chất phong hóa mạnh, các hoạt động nhân sinh, đặt biệt làlượng mưa trung bình các tháng mùa mưa lớn đã tạo điều kiện cho trượt lở đất xảy ra. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP tích hợp vào GIS để thành lập bản đồ phân vùng trượt lở đất tỉnh Yên Bái. Kết quả bài báo cho thấy khu vực có nguy cơ cao trượt lở đất cao và rất cao chiếm 33,96% tổng diện tích lãnh thổ, chủ yếu tập trung tại một số xã của các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Chấn.

Từ khóa:Trượt lở, bản đồ phân vùng trượt lở, Yên Bái, GIS

APPLYING GIS IN RESEARCHING AND MAPPING OF LANDSLIDE HAZARDS IN YEN BAI PROVINCE

Abstract:Yen Bai is a mountainous province in the North of Vietnam, with steep slope terrian,strongly weathered geological features and diverse human activities, especially high average rainfall during rainy months that causes frequent landslide. The article uses the AHP analysis method integrated into GIS to construct landslide hazard zonation map in Yen Bai province. The outcomes show that the landslide areas with high and very high levels account for 33.96% of the total, and mostly located in the territories of Mu Cang Chai, Tram Tau, Luc Yen and Van Chan districts.

Keywords: landslide, landslide hazarnd zonating map, Yen Bai, GIS

 


Các tin cũ hơn.............................