Tạp chí số 4 -2018 10/12/2018

 

Bài 1

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH

NGUYỄN THỊ LINH GIANG, PHẠM HOÀNG HẢI

Tóm tắt: Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm điều kiện tự nhiên phân hóa hết sức đa dạng và phức tạp, nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Tuy nhiên, vấn đề khai thác và sử dụng lãnh thổ còn chưa phù hợp với tiềm năng tự nhiên của tỉnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng.

Từ khóa: đánh giá cảnh quan, phát triển nông, lâm nghiệp

LANDSCAPE ASSESSMENT FOR ORIENTATION OF AGRICULTURAL AND FORESTRY DEVELOPMENT IN HOA BINH PROVINCE

Abstract: Hoa Binh is a mountainous province in the Northwest region of the Northern Midlands and Mountains that is characterised by extremely diverse and complex natural conditions with abundant natural resources. However, in here, the problem of exploiting and using the territory have not been suitable with the natural potential. Therefore, the research and assessment of the landscape for the purpose of agricultural and forestry development is very important.

Keywords: Landscape assessment, agricultural and forestry development.

 

Bài 2

QUYỀN TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỚI BIỂN:

THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH, ĐẶNG VĂN BÀO

Tóm tắt: Bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển là một trong những chức năng quan trọng của hành lang bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên, việc xác lập hành lang bảo vệ bờ biển ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, kể cả khi Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã được thông qua. Sự chậm trễ này khiến hàng loạt các công trình kinh tế ở các cấp quy mô vẫn tiếp tục mọc lên, lấn chiếm không gian ven biển, xâm phạm đến quyền tiếp cận của người dân với biển. Chính vì thế bài báo này được viết với mục đích bước đầu tổng hợp một số vấn đề về đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển ở trên thế giới và Việt Nam, làm cơ sở đánh giá, thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển – một yêu cầu cấp thiết trong quản lý bờ biển của Việt Nam hiện nay.

Từ khoá: quyền tiếp cận của người dân với biển, dải ven biển Việt Nam, hành lang bảo vệ bờ biển

RIGHT OF PUBLIC ACCESS TO THE SEA: CURRENT IN THE WORLD AND VIETNAM

Abstract: Protecting the right of public access to the sea is one of the most important functions of the coastal setback zone. However, Law on Sea and Islands Natural Resources and Environment has been adopted since 2015, Vietnamese government has still faced several difficulties in establishing the coastal setback zone. This delayed action causes a series of economic projects at every level continue to be built, invading the coastal space and therefore violating the right of public access. This article synthesizes some theoretical and practical frameworks for the right of public access to the sea such as an initial step to establish the coastal setback zone – one of the current compulsory requirement for the coastal zone management of Vietnam.

Keywords: Right of public access to the sea, coastal zone of Vietnam, coastal setback zone.

 

Bài 3

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG

DƯ VĂN TOÁN,

ĐỖ MINH HIỀN, TRẦN THỊ LIÊN

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu đặc biệt là đến con người và các khu vực ven biển. Vịnh Hạ Long cũng là một khu vực ven biển nằm trong vịnh Bắc Bộ. Đây là nơi tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Những thay đổi do biến đổi khí hậu làm cho nước biển dâng, nhiệt độ nước biển thay đổi, cường độ và tần suất của bão tăng lên... đã làm ảnh hưởng đến các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Trên cơ sở phân tích số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu tại khu vực vịnh Hạ Long để thấy được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực này. Qua đó đề xuất các giải pháp thích ứng bền vững nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Di sản trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Vịnh Hạ Long, Di sản thế giới, Biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON VALUES OF WORLD NATURAL HERITAGE - HA LONG BAY ​​AND SUGGESTION FOR APPROPRIATE SOLUTIONS

Abstract: The climate change has been impacting directly on the socio-economic life and the global environment, especially to people and the coastal areas. Ha Long Bay is also a coastal area in the Gulf of Tonkin. It is known that is many spectacular rocky islands and caves very beautiful with the world-class values ​​that have been recognized as the World Natural Heritage for 2 times by UNESCO. The climate change causes a sea level rise, changing sea temperatures, increasing the intensity and frequency of storms, and so it has affected the heritage values in Ha Long Bay. The article analyses the climate monitoring data in Ha Long Bay to see the impacts of the climate change on this area, thereby proposing the sustainable appropriate solutions to enhance the effectiveness of heritage management in the context of globalization and the climate change.

Keywords: Ha Long Bay, World Heritage, climate change, sea level rise.

 

Bài 4

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG BỜ BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

NGUYỄN XUÂN HÒA,

LÊ THU QUỲNH, ĐẶNG THÀNH TRUNG

Tóm tắt: Nghiên cứu biến động đường bờ biển là một công tác quan trọng trong quản lý và giám sát tài nguyên nhất là đối với một tỉnh ven biển như Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Các phương pháp truyền thống như khảo sát thực địa, đo đạc thủy văn... trong nghiên cứu đường bờ tỏ ra kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân thì phương pháp viễn thám kết hợp với công nghệ GIS là một phương pháp hiện đại, có những công cụ mạnh để giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong thời gian ngắn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bờ biển tỉnh Quảng Nam có sự thay đổi phức tạp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Từ khóa: bờ biển, biến động bờ biển, công nghệ GIS, Quảng Nam, viễn thám

APPLICATION OF REMOTE SENSING AND GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM TO STUDY COASTLINE CHANGES IN QUANG NAM PROVINCE

Abstract: In the context of the strong climate change today, the study of the coastline changes is an important for the management and monitoring of the natural resource especially for Quang Nam. The traditional methods such as the field surveys, hydrological measurements ... proved ineffective in studying the coastline by many reasons. The remote sensing combined with the geography information system (GIS) is a modern method, there are powerful tools to solve problems at macro level in a short time. The research indicates that the coastline of Quang Nam province has complicated changes by many reason both objective and subjective and it has caused the serious consequences for the socio-economic development as well as people's life.

Keywords: Coastline, coastline changes, GIS technology, Quang Nam, remote sensing.

 

Bài 5

VẤN ĐỀ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM MÍA ĐƯỜNG

TỈNH KHÁNH HÒA

MA NGỌC NGÀ

Tóm tắt: Khánh Hòa là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất miền Trung với hơn 18.000 hecta (2017), chiếm tỷ lệ 6% tổng diện tích trồng mía của cả nước. Mía là cây trồng chủ lực của tỉnh, diện tích đất trồng mía của Khánh Hòa chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 trong cơ cấu đất trồng cây hàng năm trên địa bàn chỉ sau diện tích đất trồng lúa.Đối với Khánh Hòa, mía được coi là cây “giảm nghèo” cho hàng ngàn hộ nông dân. Tuy nhiên, đối với vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là nhà máy đường và nông dân trong chuỗi giá trị sản phẩm mía đường của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Bài viết sau đây sẽ tập trung khai thác vấn đề tồn tại trong liên kết giữa nhà máy đường và người nông dân trồng mía, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề tồn tại trước mắt.

Từ khóa: Mía đường; nông dân; doanh nghiệp; Khánh Hòa; liên kết.

FIRM-FARM LINKAGE IN SUGARCANE VALUE CHAIN IN KHANH HOA PROVINCE

Abstract: Located in the Central Vietnam, Khanh Hoa is one of top provinces by sugarcane crop with over 18,000 hectares (2017), accounting for approximately 6% of the country's total area. The sugarcane is the main crop of the province with the second largest area of the cultivated land only after the rice.Thousands of farming households in the province have reduced poverty by planting sugarcane, making it one of the province's main crops. However, the firm-farm linkage, in here being between the enterprise and the farmer in the sugarcane value chain still has many shortcomings.This article focuses on the linkage between the enterprises and the farmers in the sugarcane value chain and provides some policy implications to improve some problems in the short-term in Khanh Hoa.

Keywords: Sugarcane, farmer, enterprise, Khanh Hoa, linkage.

 

Bài 6

ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

Tóm tắt: Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đang được đẩy mạnh tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với việc mở rộng diện tích và tăng dân số của các thị trấn cũng như thay đổi trong lối sống dân cư. Điều này đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế tại huyện ven biển này. Bài báo tập trung vào phân tích hiện trạng đô thị hóa, những tác động của quá trình này đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hải Hậu, phát hiện những mặt hạn chế nhằm đề xuất một số giải pháp cho đô thị hóa nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung.

Từ khóa: đô thị hóa, cơ cấu kinh tế, Hải Hậu

URBANIZATION AND ITS IMPACTS ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI HAU DISTRICT, NAM DINH PROVINCE

Abstract: In recent years, the urbanization has been accelerated in Hai Hau district, Nam Dinh province with the expansion of the area and increase the population of the town as well as the change in people’s life. And this has accelerated the economic transition in this coastal district. This article analyses the status of urbanization and its implications on the economic restructuring in Hai Hau, and finding out identifying constraints to propose some solutions for the urbanization in particular and the socio-economic development in general of the district.

Key words: Urbanization, economic structure, Hai Hau.

 

Bài 7

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

LÊ ĐỨC TÍN

Tóm tắt: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, nhằm chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang phương thức canh tác hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là ứng dụng CNC đã tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Bài viết trao đổi về phát triển nông nghiệp CNC trên thế giới và thực trạng phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam thời gian qua, phân tích những bất cập và kiến nghị giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Từ khóa: Phát triển, nông nghiệp, công nghệ cao.

 

HIGH-TECH AGRICULTURE DEVELOPMENT IN VIETNAM: SITUATIONS AND SOLUTIONS

Abstract: The development of the high-tech agriculture has become an important policy of the Party and the Vietnamese Government in order to change the cultivative method from tradition to modern that based on the science and technology development, especially high technology application. The high-tech application has brought in a breakthrough in productivity, quality, efficiency, competitiveness and sustainable development for Vietnam’s agriculture. The article analyses the development of high-tech agriculture in the world and its situation over the past time in Vietnam and proposes the solutions for the coming time.

Keywords: Development, agriculture, high technology.

 

Bài 8

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ RỪNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC KHU VỰC VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI

(Qua thực tế ở huyện Mù Cang Chải)

NGUYỄN THỊ HOA

Tóm Tắt: Yên Bái là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Dựa vào địa hình và đặc điểm sinh thái tộc người có thể chia Yên Bái thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng thấp thung lũng chân núi; Tiểu vùng rẻo giữa; Tiểu vùng rẻo cao. Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào các dân tộc chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất và rừng. Ở khu vực vùng cao (rẻo cao), là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Mông, sinh kế của họ là hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong nội dung bài báo này, tác giả chủ yếu dựa vào kết quả điều tra thực tế và số liệu thống kê để phân tích, đánh giá về việc sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, từ đó đưa ra một số kiến nghị về việc sử dụng tài nguyên đất và rừng hợp lí trong điều kiện khó khăn của khu vực vùng cao.

Từ khóa: Tài nguyên đất; Tài nguyên rừng; nông, lâm nghiệp; dân tộc Mông; Mù Cang Chải.

USE OF LAND AND FOREST RESOURCES IN AGRICULTURAL AND FORESTRY PRODUCTION OF ETHNIC MINORITY COMMUNITIES IN YEN BAI PROVINCE

(Case in Mu Cang Chai District)

Abstract: Yen Bai is a mountainous province with a lot of ethnic minorities. It is terrain and ecological condition that divide Yen Bai into three sub-regions: the valley of the foot, the medium and the high mountain area. To maintain life, people mainly depend on the natural resources, specially the land and forest resources. The highland mountain is the main residence area of Mong ethnic group, whose their livelihoods are a agricultural and forestry production. Based on the results of actual survey, this article analyses and accesses the land and forest resources for the agricultural and forestry production of the ethnic minority group in Mu Cang Chai district, and giving some recommendations for the rational resources use in the difficult conditions of the mountainous area today.

Keywords: Land resources, forest resources, agriculture, forestry, Mong ethnic minority, Mu Cang Chai.